Vị trí quy hoạch sân bay Thành Sơn
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Cảng hàng không Thành Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận được giao nhiệm vụ tổ chức lựa chọn tư vấn lập quy hoạch Cảng hàng không Thành Sơn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn.
Việc lập quy hoạch phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải, gắn kết hợp lý với các phương thức vận tải khác; kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn khai thác.
Đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch cần khảo sát, điều tra, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ công tác lập quy hoạch; điều tra, thu thập các số liệu quá khứ và hiện trạng của sân bay Thành Sơn, cập nhật các dự án đã và đang triển khai tại sân bay.
Ngoài ra, phải dự án báo được nhu cầu vận tải thông qua cảng, khảo sát các chướng ngại vật hàng không (nếu có) và đánh giá khả năng tiếp thu tàu bay hàng không dân dụng của hệ thống sân đường khu bay hiện hữu để đảm bảo phục vụ lập phương thức bay và thiết kế theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng…
Việc lập quy hoạch sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2024.
Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện sản phẩm tài trợ.
Nằm ở phía bắc TP. Phan Rang – Tháp Chàm, sân bay Thành Sơn được xây dựng từ năm 1960, hiện nay là sân bay quân sự cấp 1, có diện tích gần 2.200ha.
Sân bay này hiện có 2 đường cất hạ cánh rộng 31m và 23m, dài hơn 3.000m, có thể đón được máy bay Airbus 321, Boeing hoặc tương đương… bảo đảm triển khai các công trình hàng không dân dụng.
Trước đó, sân bay Thành Sơn nằm trong danh sách Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Bộ Giao thông Vận tải công bố.
Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030, cả nước có 30 sân bay. Trong đó, có 14 sân bay quốc tế là Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.
16 sân bay nội địa gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.
Trong danh sách 30 sân bay trên, hiện có 22 sân bay đang hoạt động, 8 dự án đang triển khai gồm: Long Thành, Lai Châu, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Phan Thiết và hai sân bay quân sự Thành Sơn, Biên Hòa.
Đến năm 2050, số lượng sân bay cả nước sẽ tăng lên 33 với các sân bay mới gồm Cao Bằng, Cát Bi, Nam Hà Nội.
Ngoài 33 dự án sân bay đã có trong quy hoạch, trong thời gian tới các địa phương có thể đề xuất thêm các dự án sân bay tiềm năng để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch khi đủ điều kiện.
-
Đến năm 2030, cả nước có 30 sân bay
Theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 cả nước sẽ có 30 sân bay, gồm 16 sân bay quốc tế và 14 sân bay nội địa. Đến năm 2050, số lượng sân bay toàn quốc nâng lên 33.
-
Quy hoạch mới mở ra vùng đất phát triển mới tại tỉnh Ninh Thuận
HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức kỳ họp thứ 22 và biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết có liên quan.
-
Lợi ích lớn nhất khi triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là gì?
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã cập nhật thông tin liên quan dự án phát triển điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
Nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới sẽ được giải quyết khi 5 khu vực mỏ sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng....