Cụ thể, năm 2017, các đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra tất cả các công trình xây dựng phát sinh (17.422 công trình) và phát hiện 1.916 công trình có vi phạm, chiếm tỷ lệ 11% (giảm 2% so với cùng kỳ). UBND cấp xã, cấp huyện đã giải quyết vi phạm 1.517 công trình; ban hành 1.740 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 12,2 tỉ đồng.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 100% các công trình xây dựng (15.299 công trình) và lập hồ sơ vi phạm 824 trường hợp (tương ứng tỷ lệ 5,39% trên tổng số công trình) giảm 867 trường hợp (51,27%) so với cùng kỳ năm 2017.
Số vụ vi phạm trật tư xây dựng 8 tháng đầu năm 2018 giảm so với năm 2017.
Đáng chú ý, theo Giám đốc Sở Xây dựng, số công trình xây dựng không phép phát hiện 287 trường hợp (giảm 55,57%) và xây dựng trên đất nông nghiệp là 308 trường hợp (giảm 55,81%)…
Về kết quả xử lý 132 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo tồn đọng từ nhiều năm, Sở Xây dựng báo cáo đến tháng 4-2018 đã xử lý được 12 trường hợp; chấp thuận hợp khối kiến trúc mặt đứng với các công trình liền hề hoặc cấp phép có điều kiện, đảm bảo không gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị đối với 88 trường hợp và tiếp tục xử lý, thu hồi phục vụ mục đích công cộng đối với 32 trường hợp không đủ điều kiện.
Đối với 552 trường hợp nhà, đất siêu mỏng, siêu méo hình thành sau khi triển khai các dự án giao thông từ năm 2013 đến nay, toàn TP đã giải quyết được 493 công trình, đạt tỷ lệ gần 90%. Đang tiếp tục xử lý đối với 59 trường hợp và dự kiến xong trong năm 2018.
Cũng theo báo cáo của Giám đốc Sở Xây dựng, tình trạng cố tình vi phạm xây dựng thời gian qua cũng đã giảm mạnh.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng thừa nhận còn nhiều tồn tại như: việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch còn thiếu đồng bộ; chất lượng một số đồ án quy hoạch còn chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện đầu tư gây bức xúc; vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng còn diễn biến phức tạp…
“Cá biệt có một số địa phương còn đùn đẩy trách nhiệm, có nơi còn cố tình bao che cho vi phạm… nhất là các xã, phường, thị trấn.” – ông Dục nêu và cho biết trước thực tế trên thành phố đã kiên quyết xử lý trách nhiệm của cán bộ liên quan.
Cụ thể, từ tháng 3-2014 đến tháng 5-2018, các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã tiến hành xem xét trách nhiệm của các cá nhân, kỷ luật đối với 89 cán bộ công chức, viên chức thuộc thanh tra xây dựng có vi phạm.
-
300 hộ dân ở Hà Nội bỗng dưng nằm trong đất rừng phòng hộ
Đi gây dựng vùng kinh tế mới từ năm 1985, ăn ở ổn định hàng chục năm, nhưng một bản đồ quy hoạch rừng đã biến 300 hộ dân thành người “ở trong rừng”.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...