Ảnh minh hoạ
Đây là nguyên tắc được Bí thư Thành uỷ Hà Nội quán triệt tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội diễn ra ngày hôm qua (2.11).
Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố cho rằng, tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố có nguyên nhân khách quan là do Hà Nội có quá trình đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư gia tăng nhanh chóng; cùng với đó là tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, gây ra những đợt mưa lớn bất thường trái quy luật, lượng mưa hằng năm ngày càng có sự giao động lớn, khó dự báo.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân chủ quan là sự vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa sâu sát của cơ quan quản lý dẫn đến hệ thống thoát nước của thành phố vẫn chưa được hoàn chỉnh; việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch còn thiếu đồng bộ; Quy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn từ 2009 – 2013, nhưng việc đầu tư các công trình tiêu, thoát nước đô thị và nông thôn của Thành phố theo quy hoạch còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Bên cạnh đó, Sông Nhuệ và một số con sông khác trên địa bàn Thành phố chưa được cải tạo, nạo vét, kè sông; và việc lấp hồ ao để xây dựng các dự án cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố yêu cầu quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp...
Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư, địa phương xây dựng các khu công viên cây xanh có hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát nước đô thị khi xảy ra mưa lớn. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc khớp nối hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới, các khu dân cư... phải được thực hiện đồng bộ với hệ thống thoát nước chung của Thành phố.
-
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng tránh tính trạng đất đô thị tăng giá ảo
Ngay sau khi quy hoạch đô thị ven sông Hồng được công bố, cùng với đó là việc triển khai đường Vành đai 4, giá nhà đất quanh khu vực này đã tăng nóng đến mức bất hợp lý. Do đó, câu chuyện được giới chuyên gia hết sức quan tâm là việc quy hoạch cần làm sao để tránh tính trạng đất đô thị tăng giá ảo, dự án liên tục mọc lên rồi la liệt đắp chiếu.







-
Hà Nội áp khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng
Người thu nhập thấp tại Hà Nội sắp có thêm cơ hội an cư với giá thuê nhà ở xã hội được kiểm soát rõ ràng, minh bạch. Mức giá tối đa chỉ 198.000 đồng/m²/tháng, mở ra cánh cửa tiếp cận nhà ở chất lượng với chi phí hợp lý hơn bao giờ hết....
-
Các dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vướng thủ tục giải phóng mặt bằng
Dù nhu cầu nhà ở xã hội tại Ninh Bình ngày càng tăng, nhưng các dự án vẫn “nằm im” trên bản vẽ vì chậm giao đất, vướng thủ tục giải phóng mặt bằng (GPMB).
-
Sốt đất nền vùng ven Hà Nội: Cẩn trọng trước làn sóng tăng giá
Giá đất nền tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây đang trên đà leo thang, có nơi tăng 30-80% chỉ trong vài tháng đầu năm 2025. Trong cơn sốt này, nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh "xuống tiền" theo tâm lý đám đông....