Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự buổi làm việc tại Đảng bộ thị xã Sơn Tây - Ảnh: Viết Thành
Chiều 17-3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có cuộc làm với Thị ủy Sơn Tây về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Báo cáo tại buổi làm việc, bà Phạm Thị Thanh Mai, Bí thư Thị ủy Sơn Tây, cho biết năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Thị ủy Sơn Tây đã tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện tốt "nhiệm vụ kép", vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2020, thị xã đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất đạt 9,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 441 tỉ đồng, bằng 101,4% dự toán TP giao...
Thời gian tới, thị xã Sơn Tây xác định tiếp tục tập trung thực hiện tốt "nhiệm vụ kép", tăng cường công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị...
Thị ủy Sơn Tây nêu 10 nhóm kiến nghị với TP gồm 4 nhóm kiến nghị chung và 6 nhóm kiến nghị cụ thể liên quan đến khu vực làng cổ Đường Lâm, chính sách đặc thù đối với khu vực bãi rác Xuân Sơn, công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư, quản lý đất đai, môi trường, đô thị và đầu tư xây dựng cơ bản.
Đáng chú ý, Thị ủy Sơn Tây kiến nghị thành lập TP Sơn Tây trực thuộc TP Hà Nội trên cơ sở quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc và quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Ngày 2-8-2007, Chính phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-CP về việc thành lập TP Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 1-8-2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, trong đó, TP Sơn Tây trở thành thị xã Sơn Tây thuộc Hà Nội. |
-
Bất động sản Tây Bắc Thủ đô bật tăng mạnh nhờ mở đường
Hạ tầng giao thông được coi là xương sống của nền kinh tế bởi khu vực nào đầu tư vào hạ tầng giao thông thì kinh tế nơi đó phát triển, đồng thời thu hút dân đến sống, và dĩ nhiên bất động sản tại khu vực đó cũng sẽ tăng giá ổn định, bền vững.
-
Tuyến đường có giá đắt nhất tại Long Biên, Hà Nội
Tại quận Long Biên, đất ở VT1 tại đường Hồng Tiến và đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chương Dương đến Cầu Chui) là nơi có giá đắt nhất trên địa bàn.
-
Diễn biến trái ngược giữa hai thị trường nhà ở trọng điểm
Trong khi TP.HCM tiếp tục có nguồn cung mở bán mới hạn chế với chỉ gần 5.300 sản phẩm gồm căn hộ và nhà phố/biệt thự thì nguồn cung mới của thị trường nhà ở Hà Nội tăng trưởng mạnh với gần 38.000 sản phẩm mở bán mới trong năm....
-
Một quận trung tâm Hà Nội triển khai loạt dự án hạ tầng
UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 30 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Đống Đa.