Đền bù 50 nghìn đồng/m2
Cùng ngày, ông Trần Việt Trung tiếp tục ký Quyết định 3942/QĐ-UBND về việc thu hồi 48.8 m2 đất của hộ gia đình bà Trần Thị Thành để bàn giao Ban duy tu các công trình hạ tầng đô thị – Sở xây dựng Hà Nội để thực hiện Dự án Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công viên Ba Mẫu với diện tích được đền bù được chia làm 3 loại như sau: Diện tích 8,35 m2 được đền bù với đơn giá 12.600.000 đồng; diện tích 0,65 m2 được đền bù với đơn giá 12.600.000 đồng (nhưng phải khấu trừ nghĩa vụ tài chính thì bà Thành chỉ được nhận 50% số tiền được đền bù theo đơn giá 12.600.000 đồng); diện tích 39,80 m2 được đền bù với đơn giá 50.000 đồng.
Nhìn vào đơn giá đền bù, chúng tôi không khỏi giật mình bởi, sinh sống giữa trung tâm TP. Hà Nội, với vị trí đất có giá bán được coi là đắt đỏ nhất nhì Hà Nội này mà bà Thành chỉ được đền bù 50 nghìn đồng /m2 mà không được hỗ trợ tái định cư, quả là hiếm thấy? Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó, ngày 29/7/2009, UBND TP. Hà Nội đã có công văn số 283/TB-UBND Thông báo “Ý kiến kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tại buổi họp Dự án Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu công viên Ba Mẫu” do ông Phạm Chí Công, Phó chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội ký nêu rõ: “Vận dụng tối đa các cơ chế chính sách hỗ trợ, đền bù, GPMB, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực phải di dời. Các hộ dân khu vực dự án được tái định cư tại chỗ bằng đất; xem xét các trường hợp nhà có nhiều hộ dân và có nhà phải cắt xén còn diện tích ở nhỏ không đảm bảo nơi ở được mua nhà tái định cư nhằm đảm bảo nơi ở ổn định, đủ điều kiện sinh hoạt bảo đảm thực hiện công khai, công bằng”.
Bà Đoàn Thị Hương Anh cho rằng khu đất của gia đình bà không thuộc Dự án Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công viên Ba Mẫu.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Lộc, Cán bộ địa chính phường Phương Liên, Đống Đa cho biết: “Thật sự tôi cũng chẳng biết bà Trần Thị Thành ở đó từ bao giờ nhưng căn cứ vào các tài liệu lưu trữ tại phường, vào bản đồ năm 1993, 1994 và Quyết định 781 của UBND TP. Hà Nội, khu đất này là khu đất trống nên phần diện tích này của bà Thành là lấn chiếm?(khu đất của bà Thành đang ở bây giờ – PV). Còn về giá đền bù như thế nào thì UBND phường không có thẩm quyền ra giá đền bù. Đền bù thế nào là do UBND quận quyết định”.
Thu hồi “nhầm” đất dân?
Vì sao lại có chuyện trái khoáy như vậy, cũng theo bà Đoàn Thị Hương Anh, thì ngày 4/4/2001, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khi đó là ông Hoàng Văn Nghiên có công văn số 14/2001/QĐ-UB Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu vực công viên hồ Ba Mẫu tỷ lệ 1/500. Quyết định này nêu: “Khu vực phía Tây Bắc hồ Ba Mẫu (giáp với đất của gia đình bà Đoàn Thị Hương Anh – PV), chuyển đổi chức năng sử dụng lô đất xây dựng trường học sang xây dựng nhà ở chung cư cao tầng (9 – 11 tầng) phục vụ di dân giải phóng mặt bằng. Diện tích ở đất khoảng 1033 m2 (Lô số 3)”. Chính vì vậy, Chính quyền đã cho rằng, đất của gia đình bà Anh là lấn chiếm và thuộc phần giải tỏa để thực hiện Dự án Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công viên Ba Mẫu.
Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cán bộ địa chính phường Phương Liên, Đống Đa cho rằng: Căn cứ vào bản đồ 1993, 1994 và Quyết định 781 thì một phần diện tích đất của bà Đoàn Thị Hương Anh là khu đất trống và thuộc dự án cải tạo hồ Ba Mẫu”. Nhưng khi phóng viên đề nghị cung cấp tài liệu liên quan thì ông Lộc lý giải, UBND phường Phương Liên không có đầy đủ tài liệu liên quan và phường vẫn đang củng cố hồ sơ?
Để làm sáng tỏ vấn đề, cũng như có thông tin khách quan, đa chiều, ngay sau đó, phóng viên đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin cho ông Nguyễn Song Hào, Chủ tịch và ông Trần Việt Trung, Phó chủ tịch UBND quận Đống Đa nhưng các ông này đều không hồi âm và thiếu sự hợp tác với báo chí.
Đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét giải quyết những phản ánh của người dân để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công viên Ba Mẫu.
-
Thị trường căn hộ 2013: Khó vẫn hoàn khó
CafeLand - Phân khúc căn hộ vẫn chịu nhiều thử thách trong năm 2013 khi các chủ đầu tư tiếp tục trì hoàn tiến độ hay ngừng công bố dự án thậm chí giảm giá chào bán để thu hút khách mua.
-
Nhà siêu mỏng, gỡ mãi không xong
Câu chuyện xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo đã nóng từ cách đây 7-8 năm, từng nhiều lần được đưa ra chất vấn ở HĐND TP Hà Nội nhưng tới nay vẫn chưa thể chấm dứt. Vướng mắc lớn nhất hiện đang nằm ở những công trình mỏng, méo đã có từ trước năm 2005.