Đầu tiên là Dự án Nam Đàn PLaza bị quận Nam Từ Liêm đề nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra, thanh tra, xem xét thu hồi vì đã chậm tiến độ nhiều năm.
Theo tìm hiểu, năm 2002 Công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương được UBND TP. Hà Nội quyết định cho thuê 9.584 m2 đất tại lô E2.1 (ngay mặt đường Phạm Hùng, gần toà nhà Keangnam) để xây dựng Trung tâm Tang lễ của Hà Nội với thời hạn 30 năm.
Năm 2006, công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương xin phép Thành phố cho chuyển đổi mục đích xây dựng thành khách sạn 5 sao và tổ hợp chung cư cao cấp gồm 2 tòa tháp cao 54 tầng với khoảng hơn 1000 căn hộ.
Tuy nhiên, đã 14 năm trôi qua, đến nay khu vực dự án vẫn để đất trống bởi các ông chủ sở hữu dự án Nam Đà Plaza lần lượt vướng vào vòng lao lý.
Dự án Nam Đàn Plaza nằm ngay mặt đường Phạm Hùng, vị trí đắc địa tại TP. Hà Nội.
Trong đó, ông Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5, một cổ đông lớn của dự án Nam Đàn Plaza bị bắt trong vụ lừa bán khống đất dự án Thanh Hà-Cienco5.
Kế đến, hàng loạt các cổ đông khác của dự án Nam Đàn cũng bị khởi tố liên quan đến những khuất tất trong việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty Xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT PVC).
Bên cạnh Nam Đàn Plaza, huyện Mê Linh (Hà Nội) mới đây cũng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra, thu hồi theo quy định dự án Khu đô thị Việt Á, của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á, do bà Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XII làm Chủ tịch HĐQT.
Dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất vào thời điểm giữa 2008 với diện tích được giao là 23,017ha.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, dự án thuộc nhóm phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, nhưng đã 10 năm không thực hiện, chưa cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng, đề nghị xem xét thu hồi.
Được biết, Công ty cổ phần Tập đoàn thương mại công nghiệp Việt Á của bà Loan kinh doanh 5 nhóm ngành nghề gồm: Thiết bị điện - Điện tử; Xây dựng - Nhà thầu EPC về điện, xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng; Sản phẩm nhựa - Chất dẻo; Cơ khí - Công nghiệp nặng; và Chế biến khoáng sản, nông lâm sản và sản phẩm phục vụ nông nghiệp.
Doanh nghiệp này có 9 công ty con, đơn vị thành viên; sở hữu 4 nhà máy trong đó có 3 nhà máy ở Hưng Yên, 1 nhà máy tại KCN Liên Chiểu (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).
Một dự án khác cũng đang trong tầm ngắm thu hồi là Dự án “Siêu thị Metro - giai đoạn 2” tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai do Siêu thị Metro làm chủ đầu tư.
Dự án được giao đất ngày 15/12/2005, diện tích 7.753m2.
Theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, dự án đã được Thành phố giao Ban chỉ đạo GPMB Thành phố kiểm tra, xử lý dứt điểm vướng mắc GPMB nhưng hiện nay dự án vẫn chưa được GPMB, hiện các hộ dân vẫn ở, sinh sống. Dự án treo nhiều năm ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân nằm trong quy hoạch của dự án.
-
CafeLand - Sau 10 năm triển khai xây dựng, dự án Khu đô thị mới (KĐT) Kim Chung – Di Trạch (nằm trên quốc lộ 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đến thời điểm này vẫn còn dang dở với một số dãy biệt thự liền kề và cỏ mọc um tùm. Những tưởng dự án này sẽ bị thu hồi, nhưng không phải vậy. KĐT mới này tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...