Khu đô thị Thanh Hà.
Lãnh đạo TP. Hà Nội nêu rõ nhiệm vụ tham mưu, báo cáo UBND thành phố việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại 2 khu đô thị này do Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chậm, sự phối hợp của các đơn vị liên quan chưa kịp thời.
Do đó, yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp cùng các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại, vướng mắc theo các chỉ đạo đã ban hành trước ngày 30/1/2025.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển dự án, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến quyền lợi của cư dân và tiến độ chung dự án, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết UBND thành phố thống nhất việc nghiên cứu song song đồng thời các quy trình xử lý trật tự xây dựng, gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư, điều chỉnh quy hoạch, đất đai, nghĩa vụ tài chính...
"Giao Sở Xây dựng cùng các sở, ngành, quận Hà Đông, huyện Thanh Oai xác định cụ thể các công trình, lô đất có vi phạm để có phương án xử lý riêng; trên cơ sở đó, hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện các thủ tục đối với các dự án đầu tư theo lĩnh vực quản lý; tham mưu báo cáo UBND Thành phố theo quy trình, quy định để xem xét, chỉ đạo" ông Tuấn yêu cầu.
Trước đó vào tháng 11/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) và Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) đã có đề nghị gia hạn thời gian thực hiện dự án đến hết tháng 10/2026 để triển khai các thủ tục còn lại của dự án.
Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố thẩm định các nội dung về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hồi tháng 7, UBND TP Hà Nội đã đồng ý về chủ trương tiếp tục thực hiện các dự án Khu đô thị Thanh Hà A và B, khu đô thị Mỹ Hưng để nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch.
Dự án khu đô thị Thanh Hà A và Thanh Hà B do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP (Cienco5) làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 là doanh nghiệp dự án đầu tư xây dựng. Đây là dự án hoàn vốn của dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây trước đây. Quy mô diện tích lập quy hoạch trên 400ha.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, đã có nhiều hạng mục công trình tại dự án khu đô thị Thanh Hà A và B vi phạm về trật tự xây dựng như: xây dựng chưa có giấy phép, thi công sai quy hoạch...
Đến năm 2016, Tập đoàn Mường Thanh đã chi khoảng 3.500 tỷ đồng mua lại dự án. Sau đó, dự án đã nhanh chóng chuyển mình khi được xây dựng, bàn giao hàng loạt công trình nhà ở cao và thấp tầng. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn còn một số khu vực chưa triển khai do gặp vướng mắc về quy hoạch, pháp lý.
UBND TP. Hà Nội đã nhiều lần chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, thống kê và phân loại các vi phạm để đề xuất phương án xử lý. Tuy nhiên đến nay những tồn tại, vướng mắc tại dự án vẫn chưa được giải quyết.
-
Diễn biến mới tại dự án khu đô thị Thanh Hà
UBND huyện Thanh Oai vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trọng Khiển tại cuộc họp xem xét việc xử lý vi phạm tồn tại của khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B.
-
Giá đất tại Khu đô thị Thanh Hà đang diễn biến ra sao sau “lệnh” cho phép xây dựng của Hà Nội?
Sau nhiều năm bất động do vướng sai phạm, những ngày gần đây, tại KĐT Thanh Hà – Cienco 5 đã xuất hiện trở lại hoạt động mua bán. Đáng chú ý, giá đất biệt thự, liền kề và cả chung cư tại đây đã ghi nhận nhiều diễn biến bất ngờ sau “lệnh” cho phép xây dựng của Hà Nội.








-
Hà Nội thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ đột phá, 227 đầu việc cụ thể và 201 dự án ưu tiên....
-
Hà Đông sắp có nhà máy xử lý nước thải gần 800 tỷ
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng – công trình hạ tầng kỹ thuật cấp I, có vòng đời không dưới 50 năm.
-
Phương án xây “siêu cầu” 12.000 tỷ nối Hà Nội – Hưng Yên
Một cây cầu cấp đặc biệt, chiều dài hơn 7km, rộng tới 33m, với mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng – Cầu Ngọc Hồi đang được kỳ vọng sẽ trở thành “đòn bẩy vàng” cho phát triển liên vùng giữa Hà Nội và Hưng Yên....