14/12/2022 2:13 PM
Góp 200 triệu đồng để cùng bố tôi mua suất chung cư 1,7 tỉ đồng dành cho cán bộ công tác trong ngành, vợ tôi nhất quyết đòi đứng tên sổ đỏ.

Vì không muốn có mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu nên sau cưới vợ chồng tôi ở với bố mẹ một tháng thì chuyển ra ở riêng. Tôi thuê một căn hộ rộng 45m2 tại quận 2 (cũ) với giá 6 triệu đồng/tháng đã bao gồm các chi phí điện, nước và dịch vụ khác. Lương hai vợ chồng cộng vào khoảng 25 triệu đồng/tháng nên cuộc sống cũng không có khó khăn gì, nhưng để mua được căn nhà riêng chúng tôi phải tích góp trong nhiều năm nữa.

Cách đây một tuần, bố tôi gọi điện thông báo có suất mua chung cư giá rẻ dành cho cán bộ công tác trong ngành. Căn hộ rộng hơn 80m2 gồm 2 phòng ngủ và có giá 1,7 tỷ đồng. Bố nói sẽ rút 1,5 tỉ tiền tiết kiệm, còn vợ chồng tôi sẽ góp thêm 200 triệu nữa để mua căn nhà. Tôi vui lắm, vì không ngờ lại sắp có nhà riêng.

Tôi hỏi vay bạn bè được 100 triệu và bố mẹ bên ngoại hỗ trợ 100 triệu đồng. Tưởng mọi chuyện êm xuôi, nhưng khi bố tôi nói căn nhà đó là suất mua nội bộ nên phải đứng tên ông ít nhất là trong 3 năm đầu, ông cũng hứa sau đó sẽ sang tên đổi chủ cho vợ chồng tôi thì vợ tôi tỏ thái độ cho rằng điều đó quá vô lý.

Vợ tôi khăng khăng đòi đứng tên sổ đỏ. Ảnh minh họa

Cô ấy nói, căn nhà đứng tên bố tôi cũng được nhưng ông bà phải viết giấy cam kết sau 3 năm phải làm thủ tục sang tên cho hai vợ chồng, nếu không thì phải hoàn trả lại 200 triệu mà chúng tôi đã đóng góp. Tôi không đồng ý, từ trước tới giờ bố mẹ tôi đối xử rất tốt với con dâu, không tính toán điều gì. Khi chuyển ra ngoài ở, mẹ tôi mỗi tuần đều mang đồ ăn qua, phụ vợ tôi làm việc nhà. Có khó khăn gì ông bà đều hỗ trợ giúp đỡ. Vậy mà giờ chỉ đóng góp 200 triệu đồng mà cô ấy cứ khăng khăng xem đó là nhà của mình.

Nói qua, nói lại cô ấy vẫn không chịu. Biết chuyện, mẹ tôi rất giận, bà nói sẽ vay họ hàng 200 triệu để trả lại cho vợ chồng tôi. Còn nhà bố mẹ tôi sẽ cho người khác thuê.

Vợ tôi tiếp tục gây sự nói bố mẹ tôi không biết suy nghĩ, con thì ở nhà thuê, bố mẹ có nhà lại không cho ở. Cô ấy còn nói việc đề nghị ông bà viết giấy cam kết cũng là hợp tình, hợp lý vì thời buổi bây giờ anh em trong nhà vẫn đấu đá nhau vì đất, vì tiền. Sau 3 năm đó, bố mẹ tôi lại đổi ý không sang tên cho tôi thì sao.

Tôi không ngờ vợ tôi lại có suy nghĩ lệch lạc như vậy.

Bố mẹ tôi bỏ ra 1,5 tỉ thì đương nhiên là thuộc quyền sở hữu của ông bà. Họ cho thì tôi rất mừng, nhưng nếu không cho thì tôi cũng không có ý oán trách. Bố tôi cũng nói, số tiền 200 triệu đó bố tôi hoàn toàn lo được, nhưng vì muốn vợ chồng tôi có thêm trách nhiệm và trân quý căn nhà này nên mới bảo chúng tôi đóng góp.

Theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.

Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Lưu ý: Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật (theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Với các hành vi lấn chiếm đất đai của người khác sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm. Vậy, quy định cụ thể về mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đai thế nào?...

  • Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Tình trạng lấn chiếm đất với hộ liền kề là tranh chấp đất đai khá phổ biến hiện nay. Vậy, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, cần phải làm gì được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?...

  • Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Sau 5 năm chật vật thuê trọ, vợ chồng tôi vừa mua được một căn hộ nhỏ tại TP.HCM, nhưng rồi suýt phải vội bán vì mâu thuẫn gia đình. 

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.