Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai khẩn trương xem xét, giải quyết vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 như báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) để Viettel sớm di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Trong số 11 dự án thành phần thì có 6 dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, 5 dự án thực hiện theo hình thức PPP.
Bộ Giao thông vận tải cho biết đến nay đã hoàn thành và bàn giao 612 km/652,77 km (đạt khoảng 94%). Riêng đối với một số đoạn phải di dời công trình hạ tầng phức tạp hoàn thành trong quý I, quý II năm 2021. Đã hoàn thành xây dựng 78/111 khu tái định cư; phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn bộ các khu tái định cư trong quý I năm 2021.
-
Nhiều đoạn BOT cao tốc Bắc - Nam: Vì sao nhà đầu tư 'quay lưng'?
Dù được gia hạn thêm thời gian nhận hồ sơ dự thầu của các nhà đầu tư đã qua sơ tuyển, nhưng khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đóng thầu, có 1 trong 5 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông kêu gọi đầu tư BOT không có nhà đầu tư nộp hồ sơ, 1 đoạn chỉ có 1 nhà đầu tư. Kết quả này kém xa kỳ vọng trước khi đấu thầu.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.