CafeLand – Là một loại gỗ quý và giá trị cao, gỗ lũa được sử dụng nhiều để chế tác các tác phẩm nghệ thuật, trang trí nội thất. Vậy gỗ lũa là gì và phân loại ra sao?

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa là phần lõi cứng còn sót lại của các cây gỗ sau khi chết, sau quá trình chịu tác động bào mòn của thiên nhiên. Theo đó, phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết được gọi là gỗ lũa.

Các loại gỗ lũa thường có ưu điểm là rất cứng, chắc chắn, không bị mục hay mối mọt và nhất là có nhiều hình thù độc đáo và không bị trùng lặp.

Hơn nữa, gỗ lũa có vẻ đẹp không bao giờ lặp lại với hình thù tự nhiên độc nhất vô nhị. Bằng những nét độc đáo do bàn tay thiên nhiên tạo hình mà gỗ lũa mang giá trị nghệ thuật cao.

Hiện nay, gỗ lũa được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ nội thất cao cấp có giá trị cao dùng để trang trí, được nhiều đại gia trong giới sưu tầm gỗ săn lùng.

Phân loại gỗ lũa

Dựa theo đặc điểm hình thành, gỗ lũa thường được chia thành 3 loại khác nhau, gồm:

Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất

Loại này thường giữa nguyên màu, vân gỗ tự nhiên với hình dạng rễ độc đáo. Loại gỗ lũa này được khai thác bằng cách đào xung quanh gốc cây hoặc đợi đất mềm khi có mưa, dùng nước phun sạch đất xung quanh giúp hạn chế được tình trạng đứt hay gãy rễ.

Quá trình khai thác cần có độ chuyên nghiệp, am hiểu và kinh nghiệm vì khi đào lên rất dễ làm rễ bị gãy, làm mất giá trị lũa. Cùng có thể nói gỗ lũa khai thác sâu dưới lòng đất là loại gỗ lũa có giá đắt nhất do khó khai thác, đặc biệt là những loại lũa lớn, kích thước cồng kềnh, cây hiếm và lâu năm.

Gỗ lũa

Gỗ lũa trong bùn nước, sông suối

Đây là loại phổ biến nhất trong 3 loại, có màu nâu đen do ngâm lâu trong bùn. Loại gỗ lũa này được hình thành do các đợt lũ cuốn theo cây gỗ lớn, bị vùi vào trong bùn.

Gỗ lũa ở dưới bùn, sình lầy là loại gỗ lũa có giá rẻ và thấp nhất, rất dễ làm các đồ thủ công mỹ nghệ và được chơi phổ biến hiện nay.

Phân loại gỗ lũa

Gỗ lũa hình thành từ mưa gió

Gỗ lũa hình thành theo thời gian từ mưa và gió là loại gỗ có độ cứng cáp nhất và đường vân gỗ đẹp.

Loại gỗ này được tạo ra chủ yếu do điều kiện mưa gió bào mòn cho đến khi còn trơ lại phần lõi. Chính vì cách hình thành mà loại gỗ này được đánh giá cứng, bền đẹp nhất trong 3 loại trên.

Hiện nay, loại gỗ lũa này được tìm thấy chủ yếu ở vùng bán sa mạc trên thế giới.

Đặc điểm của gỗ lũa

Gỗ lũa sau khi được khai thác sẽ đục, đẽo lấy phần xương gỗ và chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật. Gỗ lũa tự nhiên có những đặc điểm sau đây.

- Độ cứng: Gỗ chắc chắn, không mục ruỗng, không bị mối mọt xâm nhập và gây hại, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

- Hình dạng: Các loại gỗ lũa có hình dạng độc đáo, đa dạng và không trùng lặp.

- Màu sắc: Gỗ lũa trong lòng đất sẽ có màu sắc tự nhiên của gỗ; gỗ lũa ngâm trong bùn sẽ có màu mun, màu sừng; gỗ lũa được hình thành từ mưa gió sẽ có màu sắc tự nhiên và có vân đẹp mắt, đều màu.

Giá của gỗ lũa có đắt không?

Gỗ lũa là một loại gỗ tự nhiên không chỉ đẹp mà còn tốt nên giá thành cao là điều dễ hiểu. Hiện nay, giá gỗ lũa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thù, kích thước hay nguồn gốc gỗ.

- Loại gỗ lũa: Đây chính là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất khi xác định giá của gỗ lũa. Bởi lẽ các loại gỗ quý trong tự nhiên cũng được định giá khác nhau. Vì vậy loại gỗ tạo nên gỗ lũa càng quý hiếm thì giá trị của gỗ lũa càng đắt nhất là các loại gỗ ở nhóm I.

- Kích thước: Thông thường, kích thước gỗ lũa càng to thì sẽ càng có giá trị bởi việc khai thác gỗ lũa khá khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức.

- Hình thù của gỗ lũa: Mỗi loại gỗ lũa có hình thù khác nhau, không loại gỗ nào giống gỗ nào. Vì vậy, bán gỗ lũa có thế đẹp, hình dáng độc đáo sẽ có giá trị cao hơn.

Ứng dụng gỗ lũa trong thiết kế nội thất

Gỗ lũa trang trí

Ứng dụng gỗ lũa trong thiết kế nội thất

Gỗ lũa thường được dùng để chế tác ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật, đồ trang trí nội thất

Hiện nay, gỗ lũa đã trở thành một món đồ trang trí có giá trị thẩm mỹ cao. Những nhánh gỗ lũa có hình dáng lạ và đẹp thường được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà, nơi làm việc.

Ngoài ra, gỗ lũa đôi khi cũng được chủ nhà ứng dụng để tăng thêm tính phong thủy cho ngôi nhà. Đặc biệt gỗ lũa phong thủy cực kỳ thích hợp với người mệnh Mộc.

Điêu khắc tượng phật

Chất liệu gỗ tốt và bền đẹp theo thời gian, vì vậy thường được dùng để tạc tượng phật, giúp cho các bức tượng có tính thẩm mỹ cao.

Trang trí bể cá thủy sinh

Ngoài một số ứng dụng trên đây, gỗ lũa còn được dùng làm đồ trang trí trong bể thủy sinh. Tạo nên một công trình độc đáo và được đánh giá cao.

Đồ trang trí bằng gỗ lũa

Để làm đồ trang trí nhiều người thưởng lựa chọn các nhánh gỗ lũa có hình dáng độc lạ và đẹp

Bàn uống trà gỗ lũa

Một số gốc cây còn được sử dụng để chế tác bàn uống trà tạo nên một phong cách rất gần gũi với thiên nhiên

Gỗ lũa còn được dùng trong trang trí bể cá

Gỗ lũa còn được dùng trong trang trí bể cá thủy sinh hay tạo hình nghệ thuật bonsai

  • Trang trí cho nhà thêm đẹp với gỗ lũa

    Trang trí cho nhà thêm đẹp với gỗ lũa

    CafeLand – Lũa (Driftwood) mang vẻ đẹp tự nhiên khi được bàn tay con người trau chuốt thì càng đậm chất nghệ thuật, ngày nay nhiều người đặc biệt yêu thích loại gỗ này và sử dụng trong trang trí nhà cửa. CafeLand xin giới thiệu đến bạn đọc một số ý tưởng trang trí nhà với gỗ lũa.

Châu An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.