Trong 2 tháng trở lại đây, vì tình hình đại dịch Covid-19 mà thị trường chứng khoáng quốc tế liên tục chao đảo, phố Wall chứng kiến nhiều phiên giao dịch chạm đáy kỷ lục. Điều này ít nhiều khiến giới đầu tư Việt Nam hoang mang, vô hình chung đã góp phần đẩy thị trường chứng khoán trong nước vào cơn khủng hoảng.
Tuy nhiên, với sự quyết liệt của các cấp chính quyền cùng sự đồng lòng của người dân, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện đang được kiểm soát rất tốt. Quốc gia hình chữ S vẫn chưa có ca tử vong trong tổng số hơn 240 ca bệnh, đứng trong top những đất nước chống dịch tốt nhất thế giới. Nhờ vậy, thị trường chứng khoán đã xuất hiện những diễn biến tích cực cho thấy sư phục hồi nhẹ, minh chứng là phiên giao dịch đầu tuần qua đã chứng kiến màn tăng kịch trần của hàng loạt mã cổ phiếu.
Trong đó, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vin Group đã ghi nhận mức tăng 36%, từ mức đáy 71.500 đồng/ cổ phiếu hôm 24/3 lên 97.300 đồng/ cổ phiếu trong phiên giao dịch 7/4. Nhờ đó, vốn hóa của tập đoàn do ông Phạm Nhật Vượng sở hữu đã tăng thêm 87 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,7 tỷ USD. Tổng cộng Vin Group hiện đang có mức vốn hóa là 329 nghìn tỷ đồng.
Khối tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng có sự thay đổi tích cực khi tăng thêm 1,2 tỷ USD từ con số 4,8 tỷ USD vào hôm 24/3. Như vậy, theo Forbes hiện ông chủ Vin Group đang sở hữu tổng cộng 6 tỷ USD và vẫn là người Việt Nam giữ vị trí cao nhất trong danh sách tỷ phú của thế giới ở vị trí 284.
Trong bối cảnh đại dịch Covid khiến nền kinh tế lao đao, Masan là tập đoàn hiếm hoi chứng kiến sự tăng trưởng giá cổ phiếu thay vì sụp đổ như loạt công ty khác. Khi dịch bệnh bùng nổ mạnh mẽ tại Trung Quốc, cổ phiếu của Masan vẫn ghi nhận ở mức 53.400 đồng/ cổ phiếu vào hôm 22/1, đồng thời tiếp tục tăng 7,7% trong thời gian VN-Index chứng kiến mức giảm 25% trong thời gian qua.
Tính đến phiên giao dịch hôm 7/4, giá cổ phiếu của Masan là 57.500 đồng/ cổ phiếu, là phiên thứ 4 tập đoàn ghi nhận mức tăng, trong đó mức tăng lớn nhất vào khoảng 6,3 – 6,9%. Tổng vốn hóa của tập đoàn theo Forbes hiện tại là 3,8 tỷ USD, trong đó ông chủ Nguyễn Đăng Quang sở hữu khối tài sản ròng vào khoảng 1,3 tỷ USD, xếp ở vị trí 1717 trong danh sách tỷ phú của thế giới.
Masan mặc dù vẫn giữ mức tăng trưởng nhưng tỷ phú Phạm Đăng Quang vẫn xếp sau 3 cái tên khác của Việt Nam. Cụ thể, ở vị trí theo sau ông Phạm Nhật Vượng là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, chủ tịch HĐQT Vietjet Air với 2 tỷ USD, xếp thứ 1001. Hàng không là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, nhưng cổ phiếu của Vietjet vẫn ổn định quanh 100.000 đồng/ cổ phiếu. Nhờ đó khối tài sản riêng của bà Thảo không có sự biến động nhiều, và bà vẫn là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Ở vị trí thứ 1415 trong danh sách là ông Trần Bá Dương với khối tài sản tổng cộng là 1,4 tỷ USD. Cái tên còn lại trong danh sách tỷ phú của Việt Nam theo Forbes là ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch HĐQT Techcombank. Ước tính khối tài sản ròng của ông Anh đã tăng thêm 24 triệu USD để đạt tổng cộng 1,1 tỷ USD, xếp thứ 1990 trong danh sách tỷ phú của Forbes. Cổ phiếu của Techcombank đã có sự tăng bứt phá từ mức đáy 14.900 đồng/ cổ phiếu lên 17.000/ cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm 7/4.
Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam có 5 tỷ phú USD theo thống kê của Forbes. So với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất trên thế giới, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi nhẹ và dường như bắt đầu tấp nập trở lại. Đây là một tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế nước ta, nhất là khi các chuyên gia đánh giá đường cong của đại dịch đang có xu hướng phẳng xuống sau khi đạt đỉnh.
-
Cổ phiếu bất động sản khởi sắc trong phiên giao dịch tăng mạnh nhất 19 năm qua
CafeLand – VN-Index chứng kiến phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2001, kéo theo cổ phiếu hàng loạt lĩnh vực, bao gồm bất động sản, đạt được nhiều chuyển biến tích cực.








-
Kinh tế Việt Nam 4 tháng 2025: Tiếp tục đà tăng trưởng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, cán cân thương mại duy trì mức xuất siêu; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua; thu hút hơn 7,67 ...
-
Việt Nam và Nga ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học và công nghệ
Ngày 8/5, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Nga đã chính thức ký Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ chung giai đoạn 2025–2035. Đây là dấu mốc quan trọ...
-
Thủ tướng đề nghị Singapore mở rộng đầu tư vào Việt Nam, ưu tiên năng lượng tái tạo
Điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác kinh tế, mở rộng đầu tư của Singapore tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng thông minh và p...