13/12/2011 6:22 PM
Dù chính quyền các cấp tỉnh Thái Bình đã ban hành hàng trăm lượt công văn giấy tờ đốc thúc, triển khai việc xóa bỏ lò gạch thủ công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Song đến nay, Thái Bình vẫn còn 465 lò đang tồn tại, riêng huyện Hưng Hà chiếm 360 lò (con số này năm 2010 là 502 lò), và hàng chục lò vẫn nghi ngút khói. Trong khi đó, thời hạn cuối cùng để các địa phương trên toàn quốc xoá bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa

Gian nan việc xóa lò gạch thủ công ở Thái Bình - Bài 1: Hỗn độn “đại công trường” lò gạch
Lò gạch và ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Đạm, thôn An Nhân, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà.


Ký cam kết nhưng “vẫn đốt”


Ngỡ ngàng trước một lò gạch kép (một ống khói, hai lò) sừng sững đứng trước mặt tiền một ngôi nhà 3 tầng đang xây, chúng tôi dựng xe, ghé vào hỏi thăm gia chủ. Xung quanh ngôi nhà, la liệt những hàng gạch mộc chạy dài tăm tắp, được phủ kín những tấm áo mưa đen bảo vệ. Chủ nhà cũng là chủ lò và chủ số gạch mộc khổng lồ lên đến 40 vạn viên này là anh Nguyễn Văn Đạm, thôn An Nhân. Được biết, vợ chồng anh làm gạch thủ công đã 10 năm. Chiếc lò kép ống đứng có công suất 7 vạn/lò đơn, tức là 14 vạn một vòng đốt. Một năm, tính trung bình anh tiến hành đốt 8 - 9 vòng, cho ra lò hàng trăm vạn viên gạch/năm. Anh Đạm cho biết, anh đầu tư chiếc lò kép này là 300 triệu đồng, vay tiền ngân hàng về mua đất của xã để tổ chức sản xuất, đốt gạch thủ công. "Nhà tôi còn 100 tấn than và hơn 1 vạn m3 đất nằm nhà" - Anh Đạm nhẩm tính và cho hay: "Quy mô sản xuất gạch của nhà tôi chỉ ở mức trung bình của xã Tân Tiến. Số lượng than, đất dự trữ cũng chỉ ở mức khiêm tốn so với nhiều chủ lò khác. Bởi vì, với những người làm gạch, thì than và đất dự trữ chính là nguồn sống của họ". Tại thời điểm chúng tôi có mặt, nhà anh Đạm có 18 công nhân làm gạch, đều là phụ nữ.


Với lượng gạch mộc, than tồn, đất dự trữ còn rất nhiều cùng với chiếc lò đứng trước nhà, anh Đạm cũng như nhiều chủ lò khác "tranh thủ" sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương, đốt lò nào "ấm bụng" lò đó. Điều đáng nói là, toàn bộ chủ lò gạch trên địa bàn huyện Hưng Hà (và cả tỉnh Thái Bình) đã ký cam kết ngừng sản xuất gạch thủ công, thời hạn chót là ngày 01/8/2011 theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ban hành ngày 28/5/2010, và gia đình anh Đạm cũng là một trong số chủ lò đã ký cam kết đó.


Trả lời câu hỏi: Tại sao đã ký cam kết ngừng sản xuất gạch thủ công từ ngày 01/8/2010 với chính quyền địa phương, nhưng gia đình vẫn tổ chức đốt gạch? Anh Đạm thủng thẳng: "Mình đã ký rồi, nhưng lượng than tồn và đất dự trữ vẫn còn quá nhiều, nên tranh thủ đốt được lò nào hay lò ấy. Mình cũng muốn xin gia hạn thời gian xóa bỏ, để sử dụng hết lượng than và đất đã mua".


Ông Hoàng Minh Chính - Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà cho hay: "Tân Tiến hiện có 33 lò, lò nào cũng lớn, lớn nhất huyện Hưng Hà, công suất lên đến hàng chục vạn viên/lò đơn (tức 20 vạn viên/lò kép - PV). Trong đó, nhiều chủ lò còn một lượng lớn than và đất dự trữ".


Tại huyện Hưng Hà, các chủ lò gạch vẫn còn một khối lượng khổng lồ than tồn và đất dự trữ để sản xuất gạch. Với 360 vỏ lò còn hiện diện ở các địa phương, các cơ quan chức năng chỉ cần thiếu tập trung, giám sát, thì bất kỳ lò nào trong số gần 400 lò này cũng ngay lập tức có thể nhả khói đen ngòm, bao phủ làng quê...


Lò gạch lấn nhà


Vụ mùa năm 2011, cánh đồng lúa thôn Tiên La rộng chừng 8 mẫu, đã gần như bị thiêu rụi vì khói lò gạch. 3 chủ lò trong thôn đã phải bồi thường 30 triệu đồng/chủ lò vì gây ra thiệt hại diện tích lúa nói trên. Cây xanh ngoài đồng còn khô héo vì khói lò gạch,thậm chí có người dân phải rời nhà mình, để sang nhà hàng xóm ngủ nhờ, vì không thể chịu nổi mùi khói than.


Bà Trần Thị Hệ 66 tuổi, thôn Tiên La (là vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Hệ) do sức khỏe không tốt, năm 2010 phải điều trị 2,5 tháng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và bệnh viện 108 Hà Nội vì bệnh đau đầu, bị ảnh hưởng ở não. Nằm xung quanh nhà bà Hệ có 3 lò gạch của 3 chủ lò cùng thôn, là ông Hoàng Văn Thước, ông Nguyễn Văn Hùng, ông Phạm Văn Hường. Bà Hệ cho hay nhiều đêm bà phải rời nhà, sang nhà người quen ở đầu làng để ngủ nhờ".


Là hàng xóm của bà Hệ, vợ chồng ông Nguyễn Văn Biết cũng chịu chung sự "tra tấn" của khói than từ những lò gạch trên. Điều làm ông Biết bức xúc nhất là việc cháu nội ông lên 4 tuổi, nhưng tháng nào cũng phải đi kiểm tra sức khỏe, điều trị vì bị bệnh phổi. Cạnh tường bao nhà ông Biết, những mảnh đất bị máy xúc vục nham nhở, sâu như ao. Lo lắng cho bức tường có thể bị đổ vì lộ móng, đã không ít lần ông phản ứng gay gắt những chủ lò gạch, làm mất tình làng nghĩa xóm, nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Cực chẳng đã, ông lên nhờ UBND xã Đoan Hùng can thiệp, nhưng cũng không có kết quả.

Theo Trần Triều Phong (Báo Xây Dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.