Cổ phiếu HPG của Hòa Phát được ví như là “cổ phiếu quốc dân" với lượng cổ đông thuộc hàng đông đảo nhất sàn chứng khoán. Hiện tại, Hòa Phát đang có 5,8 tỷ cổ phiếu lưu hành và số cổ phiếu trôi nổi tự do cũng nhiều nhất với gần 3,2 tỷ đơn vị.
Với những ưu điểm vượt trội về thanh khoản, cổ phiếu HPG lọt vào danh mục của hầu hết thành phần nhà đầu tư trên thị trường.
Thị giá cổ phiếu HPG của Hòa Phát hiện đã bốc hơi 53% so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái
Trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đã giảm gần 12% so với tuần trước về mức 19.650 đồng/cổ phiếu. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020, cổ phiếu HPG xuống dưới ngưỡng 20.000 đồng/cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu đầu ngành thép đã trải qua nhiều thăng trầm và 3 lần điều chỉnh giá do chia cổ tức nhưng chưa từng một lần trở lại vùng giá 1x cho đến phiên 3/10 vừa qua.
Trong một năm qua, cổ phiếu của Hòa Phát đã giảm khoảng hơn 53% thị giá so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Vốn hóa thị trường theo đó bị mất đi khoảng 140.400 tỷ đồng (~6 tỷ USD) trong chưa đầy 1 năm, xuống còn 114.800 tỷ đồng.
Việc cổ phiếu liên tục rớt giá cũng khiến khối tài sản của “Vua Thép” Trần Đình Long bốc hơi 1,6 tỷ USD theo tính toán của Forbes, còn ở mức 3,2 tỷ USD.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát lần đầu xuống dưới ngưỡng 20.000 đồng/cp sau gần 3 năm
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 trước đó, chủ tịch của Hòa Phát đã cảnh báo về tình hình “thê thảm” của doanh nghiệp, khi ngành thép “đang không thuận lợi”.
Hiện tại, Hòa Phát có công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm, trong đó có 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng và 3 triệu tấn HRC/năm. Thị phần thép xây dựng, ống thép Hòa Phát vững vàng ở vị trí số 1 với lần lượt là 36,5% và 29,2%. Tôn Hòa Phát đứng top 5 thị phần toàn ngành với 8%.
Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), đơn vị này cho biết mức P/E hiện tại của các doanh nghiệp thép đã rơi về vùng đáy lịch sử, ở mức 6-6,5 lần. Mức P/E dự phóng này khiến cho đinh giá của các doanh nghiệp ngành thép trở nên hấp dẫn nếu so sánh với mức P/E bình quân 5 năm của các doanh nghiệp, vào khoảng 8 lần.
Hiện nay, Hòa Phát đang triển khai dự án mở rộng sản xuất nhưng thời điểm có thể đưa vào hoạt động của các dự án này ước tính phải đến đầu năm 2024.
Theo đó, các cổ phiếu ngành thép không có nhiều hấp dẫn trong ngắn hạn do nhu cầu của thị trường xây dựng và tình hình kinh tế ở Trung Quốc đã ngăn cản giá thép phục hồi trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, mức định giá hấp dẫn của các doanh nghiệp thép lớn như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim so với mức P/E bình quân trong 5 năm khiến cho nhóm này trở thành một nhóm ngành có tiềm năng trong dài hạn.
-
Có nên “xuống tiền” đầu tư dài hạn vào cổ phiếu của Hòa Phát?
Với động lực tăng giá nhờ các dự án mới đi vào hoạt động cùng việc giá đang ở mức thấp, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đang cho thấy sự hấp dẫn trong đầu tư dài hạn.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.