Lãi suất và lạm phát thường cùng chiều với nhau, nhưng tại sao lạm phát 2012 được dự báo là giảm mà lãi suất thì chưa?
Dòng tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế hiện không còn tăng mạnh như trước - Ảnh: Getty.
Giới phân tích nhận định rằng lạm phát 2012 có thể xuống mức 10%, nhưng
đó vẫn chưa phải là điều kiện quyết định để giảm lãi suất tiền vay.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), từ 2008 đến 2011, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn gắn liền với bất ổn vĩ mô ở mức độ cao thông qua mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.
Cụ thể, nếu như giai đoạn 2002 - 2007, tăng trưởng luôn duy trì ở mức trung bình 8%/năm, lạm phát bình quân 6,5%/năm với miền giao động từ 3,1% - 8,3% thì giai đoạn 2008-2011, tăng trưởng chỉ đạt 6% nhưng lạm phát trung bình là 14,4%/năm và biên độ giao động từ 6,9% lên tới 23%.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia nhận định, 2012 là năm kế thừa rất nhiều “di sản” tồi tệ của 4 năm trước đó, đồng thời đặt ra không ít thách thức lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề lãi suất. TS. Thành nhận định: lạm phát có thể giảm xuống dưới 10% nhưng lãi suất vẫn cao và điều này tiếp tục gây ra vô số khó khăn cho doanh nghiệp.
Vì sao vậy? TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra ba lý do, mà đầu tiên là căng thẳng thanh khoản. Trong vài hội thảo kinh tế vĩ mô gần đây, hầu hết giới phân tích đều đánh giá rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế trong năm 2012. Lý do ở đây chính là rủi ro kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Tuy nhiên, một yếu tố khác cộng hưởng vào đó chính là mất niềm tin trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ hai, lòng tin của người dân chưa phục hồi cũng là một nguyên nhân chưa thể giảm ngay lãi suất. Điều này rất dễ nhận thấy, dòng tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế hiện không còn tăng mạnh như trước. Tiền gửi giảm có thể có nhiều nguyên nhân như tâm lý “thủ thế” giữ tiền lại khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ... nhưng một lý do rất quan trọng là niềm tin nơi người gửi tiền, niềm tin ở VND sụt giảm.
Thứ ba chính là nợ xấu. TS. Nguyễn Đức Thành nhận xét: “Xét từ góc độ của hệ thống ngân hàng, chi phí cho các khoản nợ xấu và nhu cầu dự trữ thanh khoản sẽ đẩy khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ra lên cao. Do đó, trong lúc này, nếu tiếp tục kìm nén lãi suất tiền gửi có thể không phát huy được tác dụng làm giảm lãi suất cho vay”.
Có thể thấy, bài toán hạ lãi suất dù rất thu hút mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nhưng trong chiến lược tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước buộc phải hành động theo cách: không cứu thanh khoản theo cái cách như vẫn làm trước đó để được cục diện lớn hơn.
Chúng ta từng biết, căng thẳng thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng kể từ 2008 đến nay. Và mỗi khi như vậy, Ngân hàng Nhà nước thường bơm tiền ra để hỗ trợ mà ít quan tâm đến đích cuối cùng của chúng ở đâu. Thế nhưng, kể từ tháng 9/2011 đến nay, dù đã tiên liệu căng thẳng thanh khoản hệ thống ngay từ tháng 6/2011 nhưng Ngân hàng Nhà nước đã không hành xử như trước.
“Vòi nước” tiếp ứng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước thông qua quy mô giao dịch OMO và lãi suất chủ chốt tiếp tục thắt chặt, bất chấp sự la ó của giới phân tích cũng như tình cảnh cắn răng chịu đựng của các ông chủ nhà băng sau nhiều năm tháng bỏ mặc kỳ hạn cơ cấu tài sản lỏng lẻo và vung tín dụng quá đà.
Chỉ có như vậy, Ngân hàng Nhà nước và chính thị trường sẽ nhận diện rõ hơn những ngân hàng nào thực sự yếu kém và đó là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu trong năm 2012. Tất nhiên, cách làm đó của Ngân hàng Nhà nước không phải lúc nào và ở đâu cũng nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa đã khuyến cáo rằng, kể cả khi buộc phải nhìn nhận việc hạ lãi suất trong một tầm nhìn trung và dài hạn, chấp nhận tăng trưởng bị ảnh hưởng, kéo theo là việc làm giảm sút thì từ quý 1/2012 trở đi, có 4 việc không thể không làm.
Theo đó, cần tái cấp vốn trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước nhưng phải giám sát dòng vốn này đi đúng địa chỉ mà mục tiêu chính là giải quyết thanh khoản để hỗ trợ sản xuất. Hai, nên tăng dự trữ bắt buộc, tạo nguồn cho Ngân hàng Nhà nước điều hòa vốn từ ngân hàng dư thừa sang ngân hàng thiếu vốn. Ba, mở rộng cơ chế cho phép các ngân hàng kinh doanh vàng tài khoản để sử dụng nguồn vốn từ vàng bổ sung cho thanh khoản của hệ thống. Cuối cùng, khi có điều kiện thích hợp như kỳ vọng lạm phát giảm mạnh, lạm phát được kiểm soát thì có thể bỏ trần lãi suất huy động và giảm lãi suất tiền vay từ sau quý 2/2012 trở đi.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), từ 2008 đến 2011, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn gắn liền với bất ổn vĩ mô ở mức độ cao thông qua mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.
Cụ thể, nếu như giai đoạn 2002 - 2007, tăng trưởng luôn duy trì ở mức trung bình 8%/năm, lạm phát bình quân 6,5%/năm với miền giao động từ 3,1% - 8,3% thì giai đoạn 2008-2011, tăng trưởng chỉ đạt 6% nhưng lạm phát trung bình là 14,4%/năm và biên độ giao động từ 6,9% lên tới 23%.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia nhận định, 2012 là năm kế thừa rất nhiều “di sản” tồi tệ của 4 năm trước đó, đồng thời đặt ra không ít thách thức lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề lãi suất. TS. Thành nhận định: lạm phát có thể giảm xuống dưới 10% nhưng lãi suất vẫn cao và điều này tiếp tục gây ra vô số khó khăn cho doanh nghiệp.
Vì sao vậy? TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra ba lý do, mà đầu tiên là căng thẳng thanh khoản. Trong vài hội thảo kinh tế vĩ mô gần đây, hầu hết giới phân tích đều đánh giá rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế trong năm 2012. Lý do ở đây chính là rủi ro kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Tuy nhiên, một yếu tố khác cộng hưởng vào đó chính là mất niềm tin trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ hai, lòng tin của người dân chưa phục hồi cũng là một nguyên nhân chưa thể giảm ngay lãi suất. Điều này rất dễ nhận thấy, dòng tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế hiện không còn tăng mạnh như trước. Tiền gửi giảm có thể có nhiều nguyên nhân như tâm lý “thủ thế” giữ tiền lại khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ... nhưng một lý do rất quan trọng là niềm tin nơi người gửi tiền, niềm tin ở VND sụt giảm.
Thứ ba chính là nợ xấu. TS. Nguyễn Đức Thành nhận xét: “Xét từ góc độ của hệ thống ngân hàng, chi phí cho các khoản nợ xấu và nhu cầu dự trữ thanh khoản sẽ đẩy khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ra lên cao. Do đó, trong lúc này, nếu tiếp tục kìm nén lãi suất tiền gửi có thể không phát huy được tác dụng làm giảm lãi suất cho vay”.
Có thể thấy, bài toán hạ lãi suất dù rất thu hút mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nhưng trong chiến lược tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước buộc phải hành động theo cách: không cứu thanh khoản theo cái cách như vẫn làm trước đó để được cục diện lớn hơn.
Chúng ta từng biết, căng thẳng thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng kể từ 2008 đến nay. Và mỗi khi như vậy, Ngân hàng Nhà nước thường bơm tiền ra để hỗ trợ mà ít quan tâm đến đích cuối cùng của chúng ở đâu. Thế nhưng, kể từ tháng 9/2011 đến nay, dù đã tiên liệu căng thẳng thanh khoản hệ thống ngay từ tháng 6/2011 nhưng Ngân hàng Nhà nước đã không hành xử như trước.
“Vòi nước” tiếp ứng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước thông qua quy mô giao dịch OMO và lãi suất chủ chốt tiếp tục thắt chặt, bất chấp sự la ó của giới phân tích cũng như tình cảnh cắn răng chịu đựng của các ông chủ nhà băng sau nhiều năm tháng bỏ mặc kỳ hạn cơ cấu tài sản lỏng lẻo và vung tín dụng quá đà.
Chỉ có như vậy, Ngân hàng Nhà nước và chính thị trường sẽ nhận diện rõ hơn những ngân hàng nào thực sự yếu kém và đó là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu trong năm 2012. Tất nhiên, cách làm đó của Ngân hàng Nhà nước không phải lúc nào và ở đâu cũng nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa đã khuyến cáo rằng, kể cả khi buộc phải nhìn nhận việc hạ lãi suất trong một tầm nhìn trung và dài hạn, chấp nhận tăng trưởng bị ảnh hưởng, kéo theo là việc làm giảm sút thì từ quý 1/2012 trở đi, có 4 việc không thể không làm.
Theo đó, cần tái cấp vốn trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước nhưng phải giám sát dòng vốn này đi đúng địa chỉ mà mục tiêu chính là giải quyết thanh khoản để hỗ trợ sản xuất. Hai, nên tăng dự trữ bắt buộc, tạo nguồn cho Ngân hàng Nhà nước điều hòa vốn từ ngân hàng dư thừa sang ngân hàng thiếu vốn. Ba, mở rộng cơ chế cho phép các ngân hàng kinh doanh vàng tài khoản để sử dụng nguồn vốn từ vàng bổ sung cho thanh khoản của hệ thống. Cuối cùng, khi có điều kiện thích hợp như kỳ vọng lạm phát giảm mạnh, lạm phát được kiểm soát thì có thể bỏ trần lãi suất huy động và giảm lãi suất tiền vay từ sau quý 2/2012 trở đi.
Theo Nguyễn Hoài (VnEconomy)
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
nhà 4x16m đường 11 phường tân kiểng quận 7. 1 trệt lửng 1 lầu TL
11 tỷ 500 triệu- 60m2
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0918912***
VIP
Bán nhà đất lộ ô tô giáp chợ Phước Thọ, Phường 8, Vĩnh Long
4 tỷ 600 triệu- 926m2
TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long
Hôm nay
0907247***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
BÁN CĂN HỘ VEN SÔNG LIỀN KỀ ĐH RMIT - GIÁ CHỈ TỪ 52 Triệu/m2 - LH 0902413541
4 tỷ 500 triệu- 80m2
Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902413***
VIP
CHDV, DÒNG TIỀN 85TR/1TH, HẺM SẠCH SẼ AN NINH, GẦN HẺM XE HƠI VÀ MẶT TIỀN ĐƯỜNG.
16 tỷ 800 triệu- 125m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0901392***
VIP
CẶP ĐÔI SÁT MẶT TIỀN -Ô TÔ VÀO NHÀ - GẦN CÔNG VIÊN - CẦU HOÀNG HOA THÁM - 4 TẦNG
16 tỷ - 132m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0901392***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, kinh tế vĩ mô