Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang.
Theo đó, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tiếp tục thông báo bán đấu giá các khoản nợ xấu của nhóm khách hàng bao gồm: Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang và Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương. Khoản nợ xấu của nhóm khách hàng này được VAMC mua nợ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank (STB).
Tài sản đảm bảo khoản nợ của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang bao gồm quyền sử dụng đất (quyền cho thuê) hơn 8.000m2 đất và quyền sở hữu công trình Khu công nghiệp (KCN) tại KCN Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An (nay là phường Bình Hòa, thành phố Thuận An), tỉnh Bình Dương. Còn có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có diện tích 377,3m2 đất tại số 22 đường Ngô Quyền, phường 6, quận 5, Tp.HCM. Đối với tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương bao gồm quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có tổng diện tích 506,1m2 tại 204A đường Nguyễn Trãi, phường 3, quận 5, Tp.HCM.
VAMC đã hạ giá khởi điểm của khoản nợ xuống còn 215 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng so với thông báo ngày 18/9. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào 14h ngày 4/11/2024 tại trụ sở của VAMC.
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang được thành lập vào tháng 6/2013, do ông Diệp Văn Phát làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Phúc An Khang là bệnh viện chuyên về đột quỵ được chuyển đổi công năng từ 5 block chung cư của dự án Thái Bình Plaza, toạ lạc tại số 800 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM.
Bệnh viện này có quy mô 500 giường, với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Trong đó, có 2.000 tỷ đồng là vốn xây 5 block chung cư, 300 tỉ đồng là phí chuyển đổi công năng, 200 tỷ đồng là chi phí đầu tư bệnh viện.
Dự án Thái Bình Plaza do Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư, vốn là dự án chung cư cao cấp, diện tích 14.000 m2, bao gồm 5 block chung cư. Mỗi block cao 20 tầng gồm 360 căn hộ có diện tích từ 120 – 180m2.
Dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2010 nhưng việc bán hàng không khả quan. Chủ đầu tư đã xin chuyển đổi công năng dự án thành bệnh viện đa khoa quốc tế với quy mô 500 giường. Năm 2017, sau hơn hai năm hoạt động, bệnh viện phải đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả.
Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang hoạt động khoảng 2 năm, trước khi đóng cửa từ ngày 28/4/2017. Chia sẻ với truyền thông khi ấy, ông Diệp Văn Phát cho biết bệnh viện hoạt động không hiệu quả, liên tục phải bù lỗ, không đủ trả nợ vay.
Riêng trong năm 2017, Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang báo lỗ lên tới 29,9 tỷ đồng. Kể cả sau khi đã đóng cửa, các năm 2018 và 2019, công ty này vẫn báo lỗ vài tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của Phúc An Khang ở mức âm 85,3 tỷ đồng.
Bệnh viện Phúc An Khang đóng cửa càng khiến áp lực trả nợ vay đè nặng lên chủ đầu tư Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương.
-
PGBank báo lãi tăng mạnh quý 3
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 76,9 tỷ đồng, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế quý đạt 61,5 tỷ đồng, tăng 35,7%.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....