Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng mới đạt 52% kế hoạch. Hình minh họa
Cụ thể, giải ngân kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023 là 28.798 tỷ đồng, xấp xỉ 53% kế hoạch và giải ngân vốn thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2023 là 401.860 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch (đạt 56,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 72.478 tỷ đồng (đạt 59% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Bộ Tài chính cho biết, ngoài một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt kết quả tích cực và có khả năng hoàn thành sớm kế hoạch giải ngân năm 2023 như: Ngân hàng Nhà nước (79%); Bộ Giao thông vận tải (67%); tỉnh Thừa Thiên Huế (92,2%); tỉnh Đồng Tháp (87,9%); tỉnh Tiền Giang (82,7%); tỉnh Vĩnh Phúc (80,7%), hiện vẫn còn 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 10% và 4 địa phương giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn được giao.
Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn, khoảng 13.000 tỷ đồng, chiếm 2% kế hoạch nên đến thời điểm báo cáo chưa thể giải ngân. Một số dự án đã phân bổ nhưng chưa giải ngân; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị cắt giảm do không có khả năng giải ngân khoảng 8.000 tỷ đồng nên ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.
Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chưa cao bởi một số bộ, ngành, địa phương còn giải ngân chậm, hay do việc giao đất, chuyển đổi đất rừng tại một vài dự án còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc thực hiện các quy định mới về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, hay một số dự án mang tính chất chuyên ngành phải trình duyệt nhiều bước, cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính cho biết, với tình hình thực hiện giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như hiện nay thì mục tiêu giải ngân đạt tối thiểu 95% rất khó có thể thực hiện được.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023;
Đồng thời rà soát điều chỉnh ngay kế hoạch đầu tư vốn từ dự án giải ngân chậm sang dự án có tiến độ thực hiện tốt và có nhu cầu bổ sung vốn, việc điều chỉnh hoàn thành trước ngày 15/11/2023 theo đúng quy định của pháp luật; quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ giải ngân năm 2023 trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để hoàn thành việc giao vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng thời gian quy định.
-
Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt 51,38%
Tính đến này 30/9/2023, giải ngân vốn đầu tư công khoảng 363.310 tỷ đồng, đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đây cũng là năm đầu tiên giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng vượt mốc 50%, theo báo cáo của Bộ Tài chính.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...