Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Trong mức giảm 0,2% của CPI tháng 10/2021 so với tháng trước có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.
3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm cao nhất với 1,28%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,26% chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm 4,67% để hỗ trợ người dân, giá điện, nước sinh hoạt do nhu cầu sử dụng giảm và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
Có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm nhóm giao thông tăng 2,51% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu tăng; nhóm giáo dục tăng 0,25%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,19% khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và chi phí vận chuyển tăng;
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% do nhu cầu mua sắm của người dân tăng trở lại khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,04; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%.
Lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Theo Tổng cục Thống kê, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; hỗ trợ giảm tiền điện,... là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020.
-
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đ...
-
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Singapore đạt mức kỷ lục
Lũy kế cả năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 31,67 tỷ SGD, tăng 9,49 % so với cùng kỳ năm 2023.
-
Nhận diện cơ hội cùng doanh nghiệp vượt khó
Một năm 2024 nhiều sóng gió đã chính thức khép lại. Các khó khăn hay rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và dự kiến sẽ có những tác động nhất định khi sức khoẻ nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn được vực dậy. Song, không thể...