Trong năm 2022, ngành thép đang chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, sự ảnh hưởng lớn từ cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, cùng với việc ngân hàng mạnh tay siết chặt cho vay bất động sản.
Mặc dù có những khó khăn nhưng ngành thép trong nước đã có những bước phát triển trong quy mô cũng như xuất khẩu. Hiện các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam đã có cơ cấu đa dạng về chủng loại cũng như thị trường xuất khẩu.
Nhờ được hưởng lợi từ việc giá thép tăng từ đầu năm khiến cho giá thép xuất khẩu bình quân tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 5 đạt hơn 1 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 4 và giảm 18% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, bán hàng thép xây dựng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 17% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn thép các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,1 triệu USD. Mặc dù ghi nhận mức giảm về sản lượng xuất khẩu khoảng 17,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 14,8%.
Đáng chú ý, nhờ được hưởng lợi từ việc giá thép tăng trong thời gian qua khiến cho giá thép xuất khẩu bình quân tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thép Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 30 thị trường, trong đó có những thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ. Cụ thể, tỷ trong xuất khẩu thép sang ASEAN chiếm hơn 34%, các thị trường khác tuy sụt giảm về lượng nhưng hưởng lợi về giá nên kéo theo trị giá xuất khẩu tăng.
Thị trường EU đi ngược lại với xu hướng của ngành thép nói chung khi có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như trị giá. Theo đó, sản lượng thép xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này tăng 51% và tăng 12% về trị giá.
Việc tăng trưởng xuất khẩu sắt thép cho thấy các doanh nghiệp ngành thép ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà hiệp định EVFTA mang lại.
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA, dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022.
Trên thị trường, nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục giảm giá bán sản phẩm trong ngày 27/6. Hiện mặt bằng giá chung của các thương hiệu thép xây dựng đã về mức dưới 17 triệu đồng/tấn sau 7 lần giảm giá liên tiếp kể từ ngày 11/5.
-
Giá thép mới nhất 27/6: Tiếp tục giảm thêm 300.000đồng/tấn
Giá thép xây dựng trong nước vừa được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm thêm từ 300.000đồng/tấn trong ngày hôm nay 27/6. Như vậy, đây là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....