Trong quý 1, giá thép cuộn cán nóng (HRC) thép cây và thép phế liệu tại châu Á được ghi nhận tăng cao so với thời điểm cuối năm 2021. Các chuyên gia dự báo giá các mặt hàng này có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong quý 2 do chuỗi cung ứng dần được khôi phục và thị trường hàng hóa tiếp tục xu hướng tăng giá do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Giá thép HCR ở thị trường châu Á dự báo sẽ tăng mạnh trong quý 2/2022
Hiện nay, do nguồn cung thiếu hụt và mức chênh lệch giá cả ở châu Âu nên các nhà cung cấp thép ở châu Á có xu hướng thích bán hàng cho EU và Trung Đông hơn là bán trong khu vực.
Theo đó, các nhà cung cấp thép ở Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tập trung vào các thị trường thép châu Âu kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà máy Trung Quốc dần chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thép ở châu Á. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong quý 2 sau khi EU tăng lượng hạn ngạch nhập khẩu HRC từ Ấn Độ lên 62% và từ Hàn Quốc lên 27% kể từ ngày 1/4.
Trên thị trường phôi thép hiện nay vẫn còn đó những lo ngại về nguồn cung, cộng thêm chi phí sản xuất tăng cao do giá năng lượng tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá thép trong quý 2/2022.
Được biết, giá phôi thép tại thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đã tăng 13% từ đầu quý 1 đến gần cuối quý, trong khi phối thép CFR Đông Nam Á tăng 33% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, nguồn cung thép nội địa của Trung Quốc quý 1 đã bị cắt giảm trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, các đợt phong tỏa chống Covid đã làm cho sản lượng sản xuất phôi thép giảm đáng kể.
Mặt khác, do xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc nên những người tham gia thị trường phôi thép dự báo nguồn cung sẽ tiếp tục thắt chặt trong quý 2, vào thời điểm nhu cầu xây dựng và trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang phục hồi ở khắp châu Á.
Giá thép phế liệu loại 2, FOB của Nhật Bản
Bên cạnh sự tăng giá của các sản phẩm thép, mặt hàng phế liệu thép trong quý 2/2022 cũng được dự báo sẽ tăng giá do các nhà sản xuất đang bị kẹt giữa chi phí nung chảy tăng và nhu cầu sản phẩm hạ nguồn hạn chế.
Việc giá thép phế liệu tăng đồng nghĩa với nhu cầu về mặt hàng này dự kiến sẽ tiếp tục giảm sút trong quý 2. Ngoài ra, do cước phí vận tải biến động, chi phí năng lượng tăng vọt được dự báo sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thép xây dựng trên toàn châu Á.
Đặc biệt, nhu cầu thép phế liệu trong quý 2 sẽ giảm sau khi giá phế liệu của Nhật Bản tăng 39,3% so với quý trước. Đáng chú ý, giá phế liệu nặng từ Nhật Bản đã tăng mạnh nhưng vẫn rẻ hơn một cách bất thường so với thép phế liệu nhẹ từ Mỹ.
Hiện giá phế liệu HMS 80:20 CFR Đông Á ghi nhận vào ngày 16.3 được đang ở mức cao nhất trong vòng 14 năm, là 665 USD/tấn CFR, tăng 33% so với thời điểm cuối năm 2021.
Thị trường thép Việt Nam có mối tương quan cao với thị trường thép thế giới, khi ngành thép trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu phôi thép và thép cuộn HRC. Do đó, giá thép thế giới, giá quặng sắt tăng cao là một yếu tố thúc đẩy giá thép tại Việt Nam trong năm 2022.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép bị đẩy lên cao trong quý 1. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước đã tăng 7 lần lên hơn 19 triệu đồng/tấn.
-
Giá thép ở Trung Quốc giảm ngay trong mùa cao điểm
Giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng của Trung Quốc giảm đáng kể mặc dù đang trong mùa cao điểm của thị trường bất động sản.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....