Ngày 25/5, nhiều doanh nghiệp thép tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm từ 200.000-510.000 đồng/tấn. Theo đó, đây là lần giảm giá thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm.
Giá thép xây dựng trong nước đã giảm 7 lần liên tiếp từ đầu năm 2023
Trong đợt điều chỉnh này, thương hiệu thép Hòa Phát tại thị trường miền Trung có mức giảm lớn nhất khi giảm 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giữ nguyên giá bán với thép thanh vằn D10 CB300. Giá bán mới nhất trong ngày 26/5 với 2 loại thép này lần lượt ở mức 14,39 triệu đồng/tấn và 14,95 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 14,7 triệu đồng/tấn; loại thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán ở mức 15,09 triệu đồng/tấn.
Tương tự, doanh nghiệp này điều chỉnh điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Nam, xuống còn 14,72 triệu đồng/tấn và 15,05 triệu đồng/tấn.
Biên độ giảm tương tự cũng được các thương hiệu khác áp dụng như Việt Ý, Việt Đức, Thép Miền Nam, Thép Thái Nguyên, Việt Nhật... Riêng Pomina giảm 310.000 đồng/tấn cho loại thép cuộn CB240 về 14,99 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên mức giá cũ ở mức 15,5 triệu đồng/tấn.
Hiện tại, giá thép xây dựng trong nước đang dao động quanh mốc 14-15 triệu đồng/tấn sau 7 lần giảm, với mức giảm khoảng 3 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, giá thép xây dựng trong nước liên tục giảm trong thời gian gần đây là do nhu cầu tiêu thụ suy yếu và chi phí nguyên liệu đầu vào đã hạ nhiệt. Xu hướng này nếu tiếp diễn sẽ khiến áp lực dự phòng tăng trở lại trên các doanh nghiệp thép trong thời gian tới dù mức độ có thể không lớn như giai đoạn tồn kho cao kỷ lục giữa năm ngoái.
Hiện nay, bên cạnh việc việc giảm giá thép, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện bảo lãnh giá cho hàng đã bán ra một tuần trước đó và tiếp tục bảo lãnh hàng bán vào thị trường dân dụng. Điều này cho thấy xu hướng dò đáy của giá thép xây dựng vẫn có khả năng tiếp tục trong thời gian tới.
Theo đánh giá, ngành thép sẽ cần thêm thời gian để hồi phục khi thị trường bất động sản dân dụng chưa ghi nhận nhiều biến chuyển thực sự. VnDirect trong báo cáo gần đây cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường bất động liệu sớm “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn chưa được giải quyết triệt để.
VnDirect cho rằng nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng, dự báo tổng nhu cầu thép trong nước vẫn sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023.
-
Lãi suất “hạ nhiệt”, ngành thép và bất động sản được hưởng lợi?
Với quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Mirae Asset cho rằng có 5 ngành đang có mức vay nợ cao sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn. Trong đó, thép là ngành sẽ có khả năng cải thiện tăng lợi nhuận trước thuế cao nhất, ở mức 4,2%.
-
4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 3,26 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá hơn 2,52 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng nhưng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....