Do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào nên trong quý 1/2023, các loại sắt thép đã có sự tăng giá. Hiện nay, giá thép trong nước giảm mạnh 5 lần liên tiếp, về mốc 15 triệu đồng/tấn do giá nguyên vật liệu đầu vào đã hạ nhiệt.
Giá thép nguyên liệu đang có xu hướng giảm
Hiện nay, giá các mặt hàng kim loại đã giảm đáng kể so với thời điểm trước đây. Đặc biệt, giá quặng sắt - nguyên liệu chính cho sản xuất thép đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4/2023, xuống còn 110 USD/tấn. Theo đó, mức giá này giảm khoảng 100 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (210-212 USD/tấn).
Tương tự, giá nguyên liệu than mỡ luyện cốc được ghi nhận giảm mạnh. Cụ thể, giá mặt hàng này xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8/5 đang giao dịch ở mức 241 USD/tấn, giảm 19 USD/tấn so với đầu tháng 4/2023. Mức giá giảm khoảng 60% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối quý 1/2022.
Thép phế nội địa điều chỉnh giảm từ 400.000-600.000 đồng/tấn, xuống còn 8,8-9,2 triệu đồng/tấn. Giá phế nhập khẩu giảm 20 USD/tấn, giữ mức 410 USD/tấn cuối tháng 4/2023. Trong khi đó, giá thép phế liệu liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 8/5 giữ ở mức 405 USD/tấn, giảm 25 USD so với đầu tháng 4.
Với nguyên liệu điện cực than chì (GE), thị trường than điện cực graphite dự kiến sẽ ghi nhận các xu hướng tăng trưởng dao động trong dài hạn, giá cho các điện cực giữ ở mức ổn định.
Giá mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC - nguyên liệu chính trong sản xuất tôn mạ hiện đang giao dịch ở mức 605 USD/tấn trong ngày 8/5, giảm 42 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 4 trước đó.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, thị trường thép cán nóng HRC thế giới biến động khiến thị trường HRC trong nước gặp khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng thép HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Nguyên liệu đầu vào giảm mạnh khiến giá thép trong nước giảm liên tiếp 5 lần từ đầu năm 2023
Trên thực tế, giá các nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới như phôi thép, đặc biệt là quặng sắt - vốn chiếm khoảng 36% giá thành sản phẩm thép đã hạ nhiệt đáng kể và tiếp tục có chiều hướng giảm, vì vậy giá thép trong nước thời gian tới cũng không thể nằm ngoài xu hướng này.
“Giá phôi thép và nguyên vật liệu giảm là lý do để các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh giảm giá bán thép thành phẩm cho phù hợp với chi phí đầu vào”, VSA nhận định.
-
Sản xuất, tiêu thụ “cùng pha” với giá thép
Sau khoảng thời gian hàng loạt thương hiệu thép liên tục điều chỉnh giảm giá bán nhằm giảm lượng tồn kho và thúc đẩy bán hàng. Tuy nhiên, gam "màu xám" vẫn tiếp tục bao phủ ngành sản xuất này.








-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....