Ngày 22/7, nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm cao nhất lên tới 360.000 đồng/tấn. Như vậy, từ giữa tháng 5 đến nay, giá thép xây dựng đã giảm lần thứ 10 liên tiếp. Hiện mức giá phổ biến ở mức 15,7-16,4 triệu đồng/tấn.
Giá thép hôm nay ngày 22/7 rẻ hơn 3,5 triệu đồng/tấn sau 10 lần điều chỉnh
Cụ thể, thương hiệu thép Việt Ý đã điều chỉnh giảm 360.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm tới 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc. Giá bán sau điều chỉnh của hai loại thép này là 15,69 triệu đồng/tấn và 16,39 triệu đồng/tấn.
Còn tại miền Nam, thương hiệu này giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, hiện ở mức 15,79 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210.000 đồng/tấn có mức giá 16,29 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300
Đối với thép Việt Đức, thương hiệu thép xây dựng này cũng điều chỉnh giảm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn. Mức giá mới trong ngày hôm nay 22/7 là 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.
Tương tự, giá thép mới nhất của thương hiệu thép Kyoei là 15,5 triệu đồng/tấn đối với CB240 sau khi giảm 310.000 đồng/tấn. Với mặt hàng thép D10 CB300 là 16,16 triệu đồng/tấn, giảm 200.000 đồng/tấn so với lần điều chỉnh trước đó.
Cùng chung xu hướng, thương hiệu thép Miền Nam cũng giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,99 triệu đồng/tấn và 16,54 triệu đồng/tấn.
Trong đợt giảm lần này còn có các thương hiệu thép xây dựng khác như Việt Sing, thép Tung Ho, thép Việt Mỹ. Hiện giá thép trong nước dao động ở mức quanh mốc 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
Lý giải về nguyên nhân giảm giá thép, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiện giá nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm so với tháng 3 do nhu cầu không mấy tích cực dù trong cao điểm mùa xây dựng. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều, xuất khẩu suy yếu cũng là nguyên nhân làm giá thép giảm.
Mặc khác, các chính sách kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép và giá thép. Hiện nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại thêm tác động của thời tiết xấu sẽ tác động đến tình hình tiêu thụ thép trong quý 3/2022.
Giá thép giảm sẽ gây áp lực đáng kể lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm khi hàng tồn kho giá rẻ được tiêu thụ hết, đặc biệt đối với các công ty thương mại thép. Mới đây, nhiều doanh nghiệp thép báo lãi giảm 80-90% trong quý 2 năm nay.
-
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Trong vòng xoáy của “bão giá” nguyên, nhiên liệu đầu vào, các doanh nghiệp thép, xi măng đang phải gồng mình co kéo, cân đối chi phí để đảm bảo hoạt động sản xuất.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.