Mới đây, CTCP Xi măng La Hiên VVMI (Mã: CLH - HNX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu tăng gần 17% so với cùng kỳ lên mức 195 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá vốn bán hàng trong giai đoạn này của Xi măng La Hiên cũng ghi nhận ở mức cao hơn 163 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của công ty đạt 32 tỷ đồng. Mặc khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh lần lượt 27% và 66% so với cùng kỳ, lên mức 3,2 tỷ đồng và 13,1 tỷ đồng.
Giá than tăng mạnh khiến kết quả kinh doanh của Xi măng La Hiên sa sút so với quý 2/2022 trước đó
Nhóm các chi phí thường xuyên cũng tăng thêm cũng góp phần bào mòn phần lợi nhuận của doanh nghiệp này. Sau khi trừ các khoản thuế phí, Xi măng La Hiên báo lãi trước thuế đạt 16,4 tỷ đồng; lãi sau thuế 13,1 tỷ đồng, tăng 15% so với quý 3/2021 song lại giảm 27% so với quý trước đó.
Phía công ty cho biết, do giá nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất xi măng như than, dầu, thạch cao... tăng giá mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của toàn ngành xi măng.
Theo Hiệp hội Xi măng (VNCA), than là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất, thường chiếm khoảng 35-40% giá thành sản xuất xi măng. Trong khi đó, có đến gần hai phần ba lượng than phải nhập khẩu, do đó giá thành sản xuất xi măng tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào giá than trên thị trường quốc tế.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Xi măng La Hiên ghi nhận doanh thu ở mức 586,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 40,3 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, mặc dù sản lượng và tiêu thụ xi măng trong 9 tháng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước song lợi nhuận sau thuế lại tăng chủ yếu do giá bán xi măng tăng mạnh so với hồi đầu năm.
Được biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xi măng trong nước đã 3 lần điều chỉnh tăng giá bán để bù đắp chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu khu vực phía Bắc bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang... và các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Năm 2022, Xi măng La Hiên dự kiến sản lượng tiêu thụ ở mức 740.000 tấn với mức lợi nhuận trước thuế là 56 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp này đã thực hiện được 90% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.
Cũng trong năm nay, Xi măng La Hiên dự kiến đầu tư gần 17 tỷ đồng cho dự án đầu tư cải tạo tháp trao đổi nhiệt lò 2; dự án nâng cấp hệ thống tự động hóa dây chuyền II; thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X, máy xúc đào…
Tính đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của công ty đạt gần 347 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng tồn kho tăng hơn gấp đôi so với đầu năm lên mức gần 30 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CLH của Xi măng La Hiên đang giao dịch ở mức 30.800 đồng trong phiên ngày 20/10, tăng 27% so với hồi đầu năm.
-
Một cổ phiếu xi măng được khuyến nghị mua với mức sinh lời gấp nhiều lần lãi suất gửi tiết kiệm
Công ty Chứng khoán Phú Hưng đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HT1 của Xi măng Hà Tiên do định giá giảm về mức hấp dẫn với giá mục tiêu năm 2022 tăng trưởng lên tới 63% so với thị giá hiện tại.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.