Trong ngày 17/7, nhiều doanh nghiệp thép thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm cao nhất lên tới 410.000 đồng/tấn. Theo đó, đây là lần giảm thứ 9 của giá thép trong nước trong 2 tháng qua, với tổng mức giảm tới hơn 3 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc điều chỉnh giảm lần lượt 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá bán sau điều chỉnh của hai loại thép này là 15,99 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.
Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp với mức giảm từ 250.000-410.000 đồng/tấn
Tương tự, mức giảm 100.000-250.000 đồng/tấn cũng được các thương hiệu thép khác như Kyoei, Việt Nhật áp dụng với hai loại thép trên.
Trong khi đó, thép Việt Ý, thép Miền Nam, thép Tung Ho điều chỉnh giảm 200.000-250.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Như vậy, sau điều chỉnh, mặt bằng giá thép cuộn CB240 hiện dao động 15,9-16,2 triệu đồng một tấn, thép thanh vằn D10 CB300 vào khoảng 16-16,7 triệu đồng một tấn.
Ở đợt điều chỉnh giá bán lần này, thép Pomina ghi nhận mức giảm mạnh nhất ở mức 400.000-410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 16,8 triệu đồng/tấn và 17,1 triệu đồng/tấn.
Tính từ đầu năm tới nay, giá thép trong nước đã có 16 lần điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng và 9 các doanh nghiệp thông báo giảm giá thép. Hiện giá bán loại vật liệu này giao động ở mức quanh 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
Bảng giá thép Hòa Phát miền Bắc
Được biết, nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.
Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến Mặc khác, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép xây dựng trong nước.
Trái ngược với thép, giá một số vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát xây dựng vẫn tăng mạnh. Kể từ đầu năm đến nay, giá xi măng đã tăng 3 lần liên tiếp do giá nguyên vật liệu như: than, dầu, thạch cao... tăng cao.
Mới đây, một số doanh nghiệp thép đầu tiên đã công bố tình hình sản xuất và kinh doanh quý 2 với kết quả không mấy khả quan. Điển hình, do giá vốn tăng cao trong khi giá thép liên tục giảm khiến lợi nhuận trong giai đoạn này của Gang thép Thái Nguyên giảm tới 90%, còn vỏn vẹn khoảng 47 tỷ đồng.
Phía lãnh đạo Gang thép Thái Nguyên cho biết, do nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi thép liên tục giảm cùng với thị trường tiêu thụ mặt hàng này suy yếu là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Tisco giảm mạnh.
-
Bốn “quả tạ” đè nặng nhu cầu thép xây dựng 6 tháng cuối năm
Chứng khoán Mirae Asset cho rằng áp lực về biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ thép trong 6 tháng cuối năm.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....