Trong bối cảnh sản xuất bị cắt giảm và giá bán nội địa tăng cao, các nhà xuất khẩu thép của Trung Quốc tiếp tục tăng giá bán thép cuộn cán nóng cho các đơn hàng xuất khẩu.
Thị trường thép cuộn cán nóng Việt Nam tiếp tục chứng kiến đà tăng giá do thị trường thép Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ
Hiện thị trường thép cuộn cán nóng Việt Nam tiếp tục chứng kiến đà tăng giá do thị trường thép Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhu cầu tại thị trường nội địa lại đang tiếp tục duy trì ở mức tương đối thấp so với HRC nhập khẩu.
Cụ thể, giá chào bán mặt hàng HRC SAE 1006 của các nhà máy Trung Quốc cho lô hàng tháng 2/2023 hiện đang ở mức khoảng 600 USD/tấn, cao hơn khoảng 30-40 USD/tấn so với hồi tháng 11/2022.
Tương tự, giá thép cuộc cán nóng HRC độ dày SAE 1006 2mm cho lô hàng tháng 1 của Ấn Độ đang được chào bán ở mức 560 USD/tấn. Mức giá của mặt hàng này cho các lô hàng xuất khẩu tháng 2/2023 đang có giá 600 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng trước.
Trên thực tế, mức giá nhập khẩu HRC của Trung Quốc, Ấn Độ đang cao hơn rất nhiều so với giá bán trong nước của Hòa Phát hay Formosa. Cụ thể, giá chào bán nội địa của Formosa Hà Tĩnh đối với HRC SAE 1006 ở mức 560-565 USD/tấn trong tháng 11, và Hòa Phát đã công bố giá HRC sau đó ở mức thấp hơn 5 USD/tấn.
Với mặt hàng thép xây dựng, các thương hiệu thép xây dựng trong nước như Pomina, Việt Ý, Việt Nhật, Việt Sing, Kyoei mới đây đã đồng loạt thông báo tăng giá bán các mặt hàng thép cuộn và thép thanh vằn thêm 300.000 - 390.000 đồng/tấn.
Trong khi đó, Hòa Phát, thép Thái Nguyên và thép miền Nam vẫn giữ nguyên giá bán so với đợt điều chỉnh gần nhất vào giữa tháng 10. Tuy nhiên, thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện hữu và giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục tác động đến giá bán.
Hiện giá thép xây dựng trong nước dao động quanh mức 14,5-16 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu, giá này chưa gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Theo đó, nhu cầu giảm kéo giá thép giảm nhanh từ tháng 5/2022 nhưng đà giảm đã chậm dần và giá có xu hướng tạo đáy đầu quý 4/2022. Hầu hết các nhà sản xuất thượng nguồn như Formosa, Hòa Phát, Pomina… đã giảm mạnh huy động công suất.
Chứng khoán VDSC cho rằng, cạnh tranh giá bán nội địa giữa các nhà sản xuất Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm khi hàng tồn kho giá cao đã được giải phóng dần trong các tháng tới. Trong khi đó, cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu gia tăng khi Trung Quốc, Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2023.
-
Giá sắt thép hôm nay 9/12: Nhiều doanh nghiệp rục rịch tăng giá
Mỗi tấn thép hôm nay lại tăng thêm gần 400.000 đồng so với cách đây một tuần, đưa giá thép xây dựng trong nước chạm ngưỡng 15 triệu đồng/tấn.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....