Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới cùng giá nhà ở thuê tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp nghỉ Tết là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 0,97% so với tháng 12/2022 và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 2 các năm giai đoạn 2019-2023 (%). Nguồn: TCTK

Bình quân 2 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 5,08%.

Tổng cục Thống kê ghi nhận trong mức tăng 0,45% của CPI tháng 02/2023 so với tháng trước, có 05 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm giao thông tăng 2,11% chủ yếu do giá xăng, dầu tăng 5,66% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 13/02 và 21/02. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,58%, trong đó giá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 32,92%; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 6,63% do nhu cầu đi lại trong tháng Tết tăng cao.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,81% do giá gas tăng 14,56%; giá điện sinh hoạt tăng 1,12% ; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,99%; giá thuê nhà tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 1%; giá nước sinh hoạt giảm 2,06%.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

Bên cạnh đó có 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm giáo dục giảm 0,57%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,12%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,1%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,08%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%.

Lạm phát cơ bản tháng 02/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%) chủ yếu do giá xăng dầu từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI chung thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

  • CPI năm 2022 tăng 3,15%

    CPI năm 2022 tăng 3,15%

    Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu (dưới 4%) Quốc hội đề ra.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • CPI tháng 4 tăng 0,07%

    CPI tháng 4 tăng 0,07%

    Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.

  • Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.

  • CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.