So với tháng 12/2023, CPI tháng 11/2024 tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%.
Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.
Trong mức tăng 0,13% của CPI tháng 11/2024 so với tháng trước, có 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 03 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Cụ thể:
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 11/2024 so với tháng trước. Nguồn: TCTK
- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức tăng 0,87%, chủ yếu tăng ở một số mặt hàng sau: giá dầu hỏa, giá gas, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở, giá thuê nhà tăng do giá mua bán nhà đất và chung cư tăng cao; giá điện sinh hoạt,...
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%;
- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và tỷ giá đô la Mỹ tăng.
- Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,21% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa.
- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,2%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng như báo các loại tăng 0,66%; xem phim, ca nhạc tăng 0,47%; cây, hoa cảnh tăng 0,41%; dịch vụ thể thao tăng 0,29%; đồ chơi trẻ em tăng 0,18%.
- Nhóm giáo dục tăng 0,11%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 0,11% do một số trường mầm non tư thục, cao đẳng, nghề, trung cấp, đại học, sau đại học tăng học phí.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa cưới và thời tiết chuyển sang mùa đông.
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% do thời tiết giao mùa, bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng nên nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng.
Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm giao thông, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm bưu chính viễn thông.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2024 tăng 0,24% so với tháng trước và tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,69%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
-
Giá thuê nhà, giá lương thực tăng đẩy CPI tháng 10/2024 tăng 0,33%
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước. CPI tháng 10 tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Năm 2024, thương mại Viêt Nam - Indonesia tăng trưởng nhanh, hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Năm 2024 đã khép lại với nhiều điểm sáng tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiếp tuc tăng trưởng nhanh, hướng gần đạt mục tiêu kim ngạch song phương 18 tỷ USD vào năm 2028, theo Thươn...
-
UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 là 7%
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7%, thay vì mức 6,6% trước đó.