Giá nhà Trung Quốc tăng nhanh nhất sau 21 tháng trong tháng 3 vừa qua cho thấy thị trường bất động sản của Trung Quốc đã thoát khỏi tình trạng ảm đạm trong bối hàng loạt chính sách hỗ trợ đã được đưa ra. Dù vây, sự không chắc chắn vẫn tồn tại trên thị trường.
Theo đó, giá nhà mới tại Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng 0,5% so với tháng trước sau khi tăng 0,3% trong tháng 2. Đó là tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2021 và là tháng tăng thứ 3 liên tiếp, dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS).
So sánh theo năm, giá nhà mới tại Trung Quốc trong tháng 3 có mức giảm nhỏ nhất kể từ tháng 6/2022, với mức giảm 0,8%. Trước đó, trong tháng 2, giá nhà mới tại Trung Quốc đã giảm 1,2%, đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp trên cơ sở hàng năm.
Yan Yuejin, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu và Phát triển E-house Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Chỉ số giá nhà đất mới được công bố cho thấy xu hướng ổn định và phục hồi, chỉ ra toàn bộ thị trường bất động sản nói chung đã thoát khỏi mức đáy ở năm ngoái”.
Chặng đường phục hồi còn nhiều gian nan
Lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 1/4 tổng GDP của nền kinh tế Trung Quốc. Lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề vào năm ngoái khi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định trong ngành, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính, khiến việc xây dựng các dự án nhà ở bị đình trệ.
Một số người mua các dự án nhà ở hình thành trong tương lại ở Trung Quốc đã tẩy chay việc trả nợ lãi suất thế chấp do không được bàn giao tài sản đúng thời hạn, qua đó càng làm suy yếu tâm lý người tiêu dùng.
Các thành phố lớn tại Trung Quốc đã chứng kiến sự phục hồi của doanh số bán nhà trong tháng qua, do nhu cầu bị dồn nén đã được giải phóng sau khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero-Covid từ tháng 12/2022.
Trong số 70 thành phố được NBS khảo sát, có tới 64 thành phố đã chứng kiến sự gia tăng giá nhà mới tính theo tháng, số lượng lớn nhất kể từ tháng 5/2019 và tăng so với mức 55 thành phố vào tháng 2.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng vẫn còn quá sớm để nhận định sự phục hồi hiện tại đối với thị trường bất động sản Trung Quốc có được kéo dài hay không, vì sự không chắc chắn về niềm tin của người tiêu dùng vẫn tồn tại.
“Sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản nên diễn ra từ từ và vẫn còn nhiều chông gai, do xu hướng nhân khẩu học đầy thách thức, điều kiện tài chính vẫn còn eo hẹp đối với các nhà phát triển đang gặp khó khăn và quan điểm lâu nay của các nhà hoạch định chính sách rằng “nhà ở là để ở, không phải để đầu cơ”, các nhà phân tích tại Goldman Sachs bình luận.
Nhiều dư địa nới lỏng chính sách
Tháng trước, hơn 50 thành phố tại Trung Quốc đã nới lỏng một số quy tắc về bất động sản hoặc đưa ra các chính sách kích thích, bao gồm trợ cấp, thêm quỹ tiết kiệm nhà ở và nới lỏng các hạn chế mua nhà.
Wu Jinhui, nhà phân tích tại CSCI Pengyuan Credit Rating Limited, cho biết: “Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế là nhu cầu không đủ với áp lực giảm phát ngày càng tăng, việc tiếp tục ổn định thị trường bất động sản là rất quan trọng khi dữ liệu gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng đã chậm lại.
Trong quý II, có thể việc nới lỏng chính sách sẽ diễn ra ở cả phía cung và cầu, chẳng hạn như cải thiện bảng cân đối kế toán đối với các công ty bất động sản hàng đầu, hạ hạn mức đặt cọc và cắt giảm lãi suất thế chấp”.
Dữ liệu về tín dụng mới được chính phủ Trung Quốc công bố trong tuần này cho thấy sự tăng trưởng của các khoản vay trung và dài hạn của hộ gia đình, chủ yếu là các khoản vay thế chấp, phù hợp với sự cải thiện của các giao dịch bất động sản.
Đầu tháng 4, ngân hàng trung ương đã công bố một cuộc khảo sát về những người gửi tiền ở đô thị, cho thấy 17,5% số người được hỏi có kế hoạch mua nhà trong ba tháng tới, tăng từ mức 16% trong cuộc khảo sát được thực hiện và công bố vào quý cuối năm ngoái.
-
Trái chủ toàn cầu khó đòi 735 tỷ USD từ các nhà phát triển Trung Quốc
Các chủ nợ toàn cầu đang chuẩn bị cho một trận chiến kéo dài để thu hồi tiền từ nhà phát triển bất động sản Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng bất động sản đang tiếp tục làm chao đảo thị trường trái phiếu nước ngoài trị giá 735 tỷ USD của quốc gia này trong năm thứ ba liên tiếp.
-
Lĩnh vực bất động sản vẫn là rủi ro tài chính lớn nhất với Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế đã khiến thị trường tài chính Trung Quốc trở nên thận trọng và lo ngại nhiều hơn về sự lây lan của rủi ro bên ngoài, dẫn đến sự thay đổi so với những kỳ vọng lạc quan trước đây.
-
Thị trường bất động sản của Trung Quốc, nền tảng của nền kinh tế nước này, vẫn đang vật lộn với khủng hoảng. Trong bối cảnh này, giá nhà và số lượng giao dịch đều giảm. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là giá đất lại không hề đi xuống.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...