CafeLand – Sau hai năm tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản Châu Á có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2012.

Theo báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu Knight Frank cho biết, 7 ở thành phố Châu Á được dự báo không có mức tăng giá tốt trong năm tới.

Công ty này lý giải rằng, mức giảm giá bất động sản ở Châu Á đã xảy ra từ năm 2008 do ảnh hưởng bởi chính sách của Chính phủ nhằm mục đích làm dịu thị trường nhà ở trước khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu.

Mặt khác, những năm gần đây xuất hiện sự gia tăng đầu cơ và sự giàu có của hộ gia đình càng tạo ra những áp lực về giá cả. Những biện pháp kiềm chế được đề ra bao gồm hạn chế quyền đa sở hữu, tạm dừng các khoản vay ngân hàng đối với những dự án chưa hoàn thành hoặc tăng mức lãi suất cũng góp phần làm sụt giảm giá.

Ngoài sự can thiệp của chính phủ ở Châu Á, lý do chính của sự rớt giá trong năm 2012 là việc gia tăng tính bất ổn của nền kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ khu vực đồng tiền chung Châu Âu và đang lan rộng ra những vùng khác trên thế giới.


Giá nhà đất Châu Á tiếp tục giảm trong năm tới

Giá bất động sản Châu Á tiếp tục giảm trong năm tới. Ảnh: Nguồn internet


Sự thay đổi giá đột ngột này đặt ra câu hỏi liệu chính quyền ở các nước Châu Á có quan tâm đến việc họ đã đi quá xa trong việc áp đặt các chính sách chống lạm phát để chống lại tình trạng bong bóng nhà đất.

Knight Frank cho rằng, mặc dù giá giảm nhưng khối lượng giao dịch trên thị trường vẫn ở trạng thái đứng yên đứng yên. Theo đó, có thể trả lời rằng sẽ rất ít cơ hội vực dậy của thị trường dù các biện pháp thắt chặt được nới lỏng.

Theo khảo sát của Knight Frank, ở Bangkok, mặc dù ảnh hưởng của những trận lũ lụt gần đây đối với nền kinh tế quốc gia vẫn chưa được xác định nhưng có nhiều khả năng làm suy yếu thị trường hạng sang.


Tại Singapore và Bắc Kinh, những chính sách kiểm soát vĩ mô đang được thực hiện nhằm kiềm chế hoạt động và có thể tiếp diễn trong năm 2012.

Vì vậy, Knight Frank cho rằng, mặc dù những mối đe dọa kinh tế có tính chất toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường nhà ở trên thế giới, nhưng các hoạt động và chính sách của nền kinh tế tại mỗi quốc gia mới là mối rủi ro lớn nhất gây ra sụt giảm giá.

Thảo Vi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.