Ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái Trần Uyên Phương (trái) và Trần Ngọc Bích (phải)
Với gần 30 năm phát triển, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp nằm trong tốp đầu về lĩnh vực nước giải khát tại Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ chinh phục lĩnh vực kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng, lãnh đạo của công ty đã có bước tiến táo bạo, lấn sân sang ngành bất động sản.
Báo Tiền Phong thông tin, trong giai đoạn 2017 - 2021, gia tộc Trần Quí Thanh cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Các công ty này phần lớn do bà Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh) đứng tên đại diện pháp luật, làm cổ đông sáng lập. Một số công ty bất động sản còn lại do ông Trần Quí Thanh hoặc vợ là bà Phạm Thị Nụ, con gái Trần Ngọc Bích làm đại diện pháp luật hoặc có tên trong danh sách cổ đông sáng lập.
Với tổng số vốn vốn điều lệ đăng ký lên đến gần 19.000 tỉ đồng, các công ty của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát gây sốc khi tuổi đời quá ngắn ngủi, liên tục giải thể sau thời gian ngắn hoạt động.
Đáng chú ý, trong 5 năm khai phá lĩnh vực bất động sản, gia đình ông Thanh đã vướng phải không ít “lùm xùm” pháp lý. Một số vụ việc đã được tòa án phân xử, những vụ việc khác đang được cơ quan chức năng điều tra, dẫn tới vụ việc bắt tạm giam ông Trần Quý Thanh và 2 con gái mới đây.
Lực lượng chức năng khám xét trụ sở công ty Tân Hiệp Phát. Ảnh: Đỗ Trường/Thanh Niên
Kiện tụng một tờ báo về thông tin giao dịch bất động sản
Theo báo Thanh Niên, tháng 5/2021, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã có đơn khởi kiện một tờ báo, cho rằng cơ quan này đã đăng tải thông tin không đúng sự thật về “giao dịch của công ty này liên quan đến vụ án phở Hòa”.
Trong đơn kiển gửi lên TAND Quận 3 (TP.HCM), công ty của ông Trần Quý Thanh cho rằng đơn vị báo chí sử dụng tên Tân Hiệp Phát có giao dịch, cho vay trong bài viết “Tân Hiệp Phát “mua” đất của nạn nhân Phở Hòa ra sao?” là sai sự thật.
Phiên tòa xét xử vụ việc được TAND Quận 3 tổ chức vào tháng 4/2022, tại đây, HĐXX nhận định bài báo đề cập đến việc mua bán đất của một số cá nhân không liên quan đến Công ty Tân Hiệp Phát gây nhầm lẫn; bài báo đăng thông tin một nội dung khác với tiêu đề; phải gỡ toàn bộ bài báo để phù hợp với yêu cầu của nguyên đơn.
HĐXX tòa sơ thẩm đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Tân Hiệp Phát. Đơn vị báo chí có trách nhiệm cải chính, xin lỗi Công ty Tân Hiệp Phát trên báo chí, đồng thời gỡ bỏ bài viết liên quan.
Những lời tố cáo
Tuy nhiên vụ kiện với cơ quan báo chí không phải là lần đầu tiên gia đình ông Thanh bị các cơ quan báo chí “gọi tên” do liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Báo Dân Trí ghi nhận, vào tháng 10/2020, ông Lê Văn Lâm - người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Ðầu tư và Phát triển Kim Oanh Ðồng Nai - tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản thông qua chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp. Các ký kết giữa hai bên là hợp đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu đi một hợp đồng khác), bản chất là việc vay mượn tiền. Theo đơn tố cáo này, Công ty Kim Oanh Đồng Nai bị thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở ngành giữ nguyên hiện trạng pháp lý; tạm dừng các biến động tài sản (mua bán, tặng cho, thế chấp cổ phần, quyền sử dụng đất...) với Công ty Minh Thành Đồng Nai (thuộc công ty Kim Oanh) tại dự án khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành. Khu đất này được phía ông Lâm cho là tài sản đã bị chiếm đoạt.
Đến tháng 3/2021, vụ án này được khởi tố hình sự liên quan tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng tháng 11/2022, Cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản này để chờ kết quả giám định.
Một khu đất liên quan đến bà Trần Uyên Phương tại quận Bình Tân (TP.HCM). Ảnh: Tiền Phong
Cùng trong năm 2020, bà Trần Uyên Phương bị ông Nguyễn Văn Chung - Tổng giám đốc Công ty TNHH Đo đạc, tư vấn, thiết kế, xây dựng DCB - có gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 2 khu đất của ông Chung tại TP.HCM. Ông Chung tố cáo bà Uyên cấu kết với một số cá nhân dùng thủ đoạn cho vay tiền rồi bắt lập hợp đồng giả cách chuyển nhượng rồi biến giả thành thật.
Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định ông Chung đã có hành vi lập khống bản vẽ chi tiết và ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng một số lô đất tại quận Bình Tân để bán cho nhiều người. Lô đất này không thuộc quyền sở hữu của ông Chung hay Công ty DCB. Công an xác định ông Chung đã ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng với 8 người, chiếm đoạt 16 tỉ đồng. Do đó, ông Chung bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa đảo".
-
Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị khởi tố, bắt tạm giam?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố các bị can Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.
-
Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị bắt
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
-
Giao dịch bất động sản tăng vọt, thuế và phí trước bạ đạt 6.540 tỷ đồng
9 tháng qua, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao, chủ yếu do nhu cầu giao dịch bất động sản của người dân tăng.
-
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng giao thông của TP.HCM, đặc biệt là với vai trò huyết mạch nối liền thành phố với tỉnh B...
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.