Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng, theo báo Thanh Niên.
Bộ Công thương yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần
Cụ thể, Bộ Công thương đề nghị EVN xây dựng lộ trình và đề xuất đối tượng khách hàng sử dụng điện áp dụng giá bán điện hai thành phần.
Trên cơ sở đề xuất về cơ chế và lựa chọn đối tượng khách hàng áp dụng giá bán điện 2 thành phần, thực hiện tính toán đối chứng, so sánh việc áp dụng giá bán điện hai thành phần với việc áp dụng giá bán điện theo biểu giá điện hiện hành, quy định tại Quyết định số 249 ngày 8/11/2023 của Bộ Công thương quy định về giá bán điện.
Ngoài ra, EVN cũng được yêu cầu tổ chức truyền thông, lấy ý kiến rộng rãi với cơ chế và lộ trình áp dụng giá bán điện hai thành phần theo đề xuất.
Đồng thời nghiên cứu, đánh giá tác động đối với việc thực hiện giá bán lẻ điện bình quân cũng như tác động với các nhóm khách hàng sử dụng điện khi áp dụng cơ chế giá bán điện hai thành phần.
Cuối cùng, báo cáo tổng kết và đề xuất cơ chế giá bán điện hai thành phần sau giai đoạn tính toán, đối chứng gửi về Bộ Công thương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Theo nhiều chuyên gia, việc áp dụng giá điện hai thành phần được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Điều này đem lại lợi ích cho cả khách hàng và đảm bảo thu hồi được chi phí đầu tư của ngành điện.
Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, đại diện Bộ Công thương cho biết, kinh nghiệm áp dụng tại các nước trên thế giới cho thấy giá bán điện hai thành phần chỉ áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất và kinh doanh.
Cơ chế giá này không áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.
Thời gian tới, căn cứ đặc điểm sử dụng điện của khách hàng sử dụng điện tại Việt Nam và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm áp dụng tại các nước trên thế giới, Bộ Công thương sẽ nghiên cứu và đề xuất áp dụng thử nghiệm giá bán điện hai thành phần cho một số nhóm khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất để có cơ sở đánh giá tác động đến giá bán lẻ điện bình quân cũng như đến chi phí sản xuất của khách hàng sử dụng điện.
-
Lãnh đạo EVN lý giải vì sao giá điện chỉ tăng, không giảm
Lãnh đạo EVN cho rằng, sản xuất điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Do vậy, giá điện chỉ có tăng, không giảm.
-
Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI năm 2023 tăng 3,25%
Theo Tổng cục Thống kê, giá điện, giá gạo tăng… là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. Cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương: 98% số hộ trả ít tiền điện hơn nếu áp dụng biểu giá điện 5 bậc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc áp dụng biểu giá điện 5 bậc thang sẽ giúp người dân phải trả tiền điện ít hơn. Ngược lại, với các hộ dùng điện nhiều, trên 711 kWh/tháng sẽ phải trả tăng thêm so với trước đây.
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.
-
Lộ trình áp dụng giá điện tính như cước điện thoại sẽ ra sao?
Cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện....
-
Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, tính như giá cước điện thoại cố định
EVN đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025.