Trong phiên giao dịch ngày 4/1, giá dầu châu Á đã để tuột mất đà tăng của phiên trước để rồi quay đầu đi xuống, giữa lúc những căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây đang tác động tới hoạt động sản xuất dầu mỏ tại nước này.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 2/20 1 2 giảm 36 xu, xuống còn 1 02,60 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 32 xu, đóng cửa ở mức 11 1 ,8 1 USD/thùng.

Giá dầu thô đã tăng từ mức 75 USD/thùng vào tháng
1 0/20 11 , trong bối cảnh xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi và có thể tránh được nguy cơ suy thoái trong năm 20 1 2.

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất của Mỹ cũng tăng mạnh trong tháng
1 2/20 11 với tốc độ nhanh nhất trong vòng 6 tháng qua, trong khi chi tiêu xây dựng của nước này trong tháng 11 /20 11 cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 1 8 tháng qua.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang hạn chế giao dịch để chờ đợi diễn biến tại Trung Đông, sau khi Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz do phản đối các lệnh trừng phạt của một số nước phương Tây. Chính động thái này đã khiến giá dầu châu Á bất ngờ đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch 4/
1 2.

Kết thúc phiên giao dịch đầu năm 20
1 2 vào đêm trước (3/ 1 ), giá dầu Mỹ đồng loạt đi lên, hỗ trợ bởi các số liệu tích cực của kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, cũng như tình trạng căng thẳng tại Trung Đông xung quanh việc trung chuyển dầu mỏ qua eo biển Hormuz.


Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/20 1 2 tăng tới 4, 1 3 USD, đóng cửa ở mức 1 02,96 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 4,75 USD, chốt ở mức 11 2, 1 3 USD/thùng.

Chuyên gia Victor Shum, thuộc công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin & Gertz cho biết giá năng lượng đi lên hòa theo các tín hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.


Báo cáo mới đây của Chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra rằng chỉ số quản lý thu mua (PMI) của nước này trong tháng
1 2/20 11 bất ngờ tăng mạnh trở lại ở mức 50,3, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giữa lúc nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang ở trong cảnh “lao đao.”

Trong khi đó, Viện quản lý nguồn cung Mỹ cho hay chỉ số sản xuất của nước này trong tháng
1 2/20 11 tăng mạnh hơn dự kiến, lên tới 53,9, mức cao nhất kể từ tháng 6/20 11 .

Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang hướng sự chú ý về tình trạng căng thẳng tại eo biển Hormuz , nơi trung chuyển 20 % sản lượng dầu của thế giới.


Mới đây, Chính phủ Iran đã cho phóng thử tên lửa tại khu vực gần eo biển chiến lược này, đồng thời đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz nếu phương Tây tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Động thái này được cho là đã góp phần đẩy “vàng đen” lên giá./.
Theo Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.