Vào thời điểm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bớt căng thẳng, "cơn sốt" giá dầu đang trở thành mối lo mới nhất đối với kinh tế thế giới. "Dầu mỏ - một Hy Lạp mới" là đầu đề một báo cáo gần đây của ngân hàng HSBC có trụ sở tại London.
Nỗi lo ngại này là điều dễ hiểu trong lúc căng thẳng xung quanh Iran lên cao
và giá dầu thô Brent Biển Bắc đã tăng trên 5% trong phiên giao dịch đầu tiên của
tháng 3/2012, lên 128 USD/thùng sau khi báo chí Iran đưa tin về vụ nổ đường ống
dẫn dầu chủ chốt ở Arập Xêút. Tuy giá dầu thô đã dịu lại sau khi Arập Xêút bác
bỏ tin này, nhưng với mức khoảng 125 USD/thùng như hiện nay, giá dầu thô vẫn đắt
hơn 16% so với đầu năm 2012.
Để đánh giá những nguy cơ từ việc dầu thô "sốt giá", trước hết cần trả lời lần lượt 4 câu hỏi: Nhân tố nào đang đẩy giá dầu thô lên? Giá dầu có thể lên cao đến mức nào? Cho tới nay việc giá dầu thô tăng cao đã gây tác động gì về mặt kinh tế? Sự gia tăng của giá dầu thô trong tương lai sẽ gây tổn hại gì?
Các "cú sốc" về nguồn cung dầu mỏ là kết quả của sự gia tăng mạnh nhu cầu. Giới phân tích cho rằng chính sự hào phóng của các ngân hàng trung ương đã đẩy giá dầu mỏ lên cao. Trong những tháng gần đây, các ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới đều bơm tiền mặt hoặc gia hạn các chương trình nới lỏng định lượng QE (theo đó ngân hàng trung ương in thêm tiền để mua trái phiếu) hoặc cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài hơn. Chính dòng tiền "rẻ" này đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua các "tài sản cứng", đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên, tuyên bố này, chứ không phải việc thực hiện các chương trình QE, đã đẩy giá dầu tăng lên.
Các ngân hàng trung ương có thể đã ảnh hưởng gián tiếp lên dầu mỏ thông qua việc góp phần "xây đắp" triển vọng tăng trưởng toàn cầu sáng sủa hơn, qua đó thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ đi lên. Sự tăng giá gần đây của dầu thô diễn ra cùng thời điểm kinh tế thế giới - đặc biệt là các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Đức - có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn. "Thảm họa" nợ nần ở Eurozone và kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nhọc ít có khả năng xảy ra, trong khi đà phục hồi của kinh tế Mỹ dường như mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn, một động lực quan trọng đẩy giá dầu lên cao gần đây và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới là sự gián đoạn nguồn cung. Thị trường dầu mỏ có thể mất trên 1 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây. Một loạt rắc rối không liên quan đến Iran, từ cuộc tranh chấp đường ống dẫn dầu với Nam Sudan đến những trục trặc ở Biển Bắc, đã làm giảm nguồn cung đi khoảng 700.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, nguồn cung dự phòng hiện vẫn mỏng. Kho dự trữ dầu của những nước giàu hiện ở mức thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi việc tăng thêm lượng dầu dự phòng của OPEC không dễ thực hiện. Arập Xêút hiện bơm khoảng 10 triệu thùng/ngày, xấp xỉ mức cao kỷ lục. Thêm nữa, sự gián đoạn nguồn cung của Iran có nguy cơ còn lớn hơn nhiều nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz (tuyến đường vận chuyển dầu thô huyết mạch từ Vùng Vịnh ra thế giới), nơi mỗi ngày có khoảng 17 triệu thùng dầu vận chuyển qua, tương đương khoảng 20% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Con số này cao hơn nhiều so với lượng dầu bị gián đoạn trong những "cú sốc" dầu mỏ trước đây. Lấy ví dụ, lệnh cấm vận dầu mỏ Arập năm 1973 chỉ tác động xấp xỉ 5 triệu thùng/ngày.
Chuyên gia Jeffrey Currie thuộc Goldman Sachs cho rằng những nhân tố cơ bản liên quan đến cung - cầu đã đẩy giá dầu lên khoảng 118 USD/thùng. Theo ông Currie, một nhân tố khác hỗ trợ giá dầu là "nỗi lo Iran". Nếu tình hình Iran được cải thiện, giá dầu mỏ sẽ giảm xuống vài USD nữa, nhưng vẫn xấp xỉ ngưỡng 120 USD/thùng.
Trên toàn cầu, thiệt hại từ sự gia tăng của giá dầu cho đến nay có thể ở mức vừa phải. Cứ 10% giá dầu tăng lên thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu bị giảm đi 0,2% trong năm đầu tiên, chủ yếu do dầu mỏ đắt đỏ hơn đã chuyển thu nhập từ ví người tiêu dùng sang túi nhà sản xuất. Dẫu vậy, triển vọng tăng trưởng toàn cầu hiện vẫn khả quan hơn so với thời điểm đầu năm nay.
Tuy vậy, tác động đối với tăng trưởng và lạm phát tại từng nước cũng sẽ khác nhau. Tại Mỹ, nước nhập khẩu dầu ròng có mức thuế nhiên liệu khá thấp, ước tính giá dầu thô cứ tăng 10%, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này ước giảm đi khoảng 0,2% trong năm đầu và 0,5% trong năm tiếp theo.
Sự gia tăng giá dầu mỏ có thể làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ vốn đã được dự báo tăng trưởng trên 2% trong năm 2012. Nhiều lý do giúp nước Mỹ mau phục hồi trước việc giá dầu mỏ đắt đỏ hơn trong những năm gần đây, như giá xăng dầu thấp hơn trong năm 2011, Mỹ ngày càng sử dụng ít năng lượng và bớt phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu hơn, thời tiết lạnh vừa phải giúp giảm bớt các hóa đơn thanh toán dầu sưởi ấm - ở mức thấp bất thường...
Với mức thuế đánh vào dầu mỏ cao hơn nhiều so với Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Âu đáng ra không bị ảnh hưởng nhiều khi dầu mỏ đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, châu lục này dường như đang bị tác động nhiều hơn, vào thời điểm hầu hết các nền kinh tế trong khu vực này tăng tưởng trì trệ hoặc sa sút. Tệ hơn, các nền kinh tế yếu nhất châu Âu lại ở trong số những nước nhập khẩu dầu mỏ ròng lớn nhất. Hy Lạp hiện phụ thuộc rất lớn vào năng lượng nhập khẩu, trong đó 88% là dầu mỏ.
Tại các nền kinh tế đang nổi, tác động của giá dầu mỏ lại khá đa dạng. Các nước xuất khẩu dầu mỏ từ Venezuela đến Trung Đông đang thu được lợi lớn, trong khi các nhà nhập khẩu dầu mỏ chứng kiến cán cân thương mại mất cân bằng.
Trong năm 2008 và 2011, nhiên liệu đắt đỏ hơn gây tác động chủ yếu lên lạm phát. Tuy vậy, nỗi lo này phần nào giảm đi do giá lương thực, thực phẩm - chiếm phần lớn hơn trong chi tiêu của các nền kinh tế đang nổi - khá ổn định.
Trong khi đó, trong ngắn hạn, một số nền kinh tế đang nổi ở Đông Âu sẽ bị thiệt hại nặng nhất, không chỉ từ việc giá dầu đi lên mà còn do các thị trường xuất khẩu của châu Âu yếu đi. Tại châu Á, v iệc giá dầu "sốt" trở lại cũng là mối lo ngại đối với tình hình lạm phát ở Ấn Độ, bởi nhiên liệu chiếm một phần lớn trong chỉ số giá bán buôn của nước này.
Theo Deutsche Bank, giá dầu điêden tăng khoảng 31% từ tháng 1/2009, trong khi giá dầu thô tính bằng đồng rupee tăng khoảng 180%. Sự chênh lệch này là kết quả của việc Chính phủ Ấn Độ trợ giá nhiên liệu, gây khó khăn không nhỏ cho nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của Ấn Độ.
Theo các nhà phân tích, dầu mỏ trước mắt sẽ không trở thành một "Hy Lạp mới". Vào thời điểm hiện tại, dầu mỏ đắt đỏ hơn có thể chưa gây hại gì lớn cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng tất nhiên sẽ bất lợi cho các nền kinh tế "dễ đổ vỡ" ở châu Âu. Và nếu Tehran "đóng cửa" eo biển Hormuz, giá dầu thô hầu như chắc chắn sẽ tăng vọt, đồng nghĩa với việc đà phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chững lại./.
Để đánh giá những nguy cơ từ việc dầu thô "sốt giá", trước hết cần trả lời lần lượt 4 câu hỏi: Nhân tố nào đang đẩy giá dầu thô lên? Giá dầu có thể lên cao đến mức nào? Cho tới nay việc giá dầu thô tăng cao đã gây tác động gì về mặt kinh tế? Sự gia tăng của giá dầu thô trong tương lai sẽ gây tổn hại gì?
Các "cú sốc" về nguồn cung dầu mỏ là kết quả của sự gia tăng mạnh nhu cầu. Giới phân tích cho rằng chính sự hào phóng của các ngân hàng trung ương đã đẩy giá dầu mỏ lên cao. Trong những tháng gần đây, các ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới đều bơm tiền mặt hoặc gia hạn các chương trình nới lỏng định lượng QE (theo đó ngân hàng trung ương in thêm tiền để mua trái phiếu) hoặc cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài hơn. Chính dòng tiền "rẻ" này đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua các "tài sản cứng", đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên, tuyên bố này, chứ không phải việc thực hiện các chương trình QE, đã đẩy giá dầu tăng lên.
Các ngân hàng trung ương có thể đã ảnh hưởng gián tiếp lên dầu mỏ thông qua việc góp phần "xây đắp" triển vọng tăng trưởng toàn cầu sáng sủa hơn, qua đó thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ đi lên. Sự tăng giá gần đây của dầu thô diễn ra cùng thời điểm kinh tế thế giới - đặc biệt là các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Đức - có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn. "Thảm họa" nợ nần ở Eurozone và kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nhọc ít có khả năng xảy ra, trong khi đà phục hồi của kinh tế Mỹ dường như mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn, một động lực quan trọng đẩy giá dầu lên cao gần đây và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới là sự gián đoạn nguồn cung. Thị trường dầu mỏ có thể mất trên 1 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây. Một loạt rắc rối không liên quan đến Iran, từ cuộc tranh chấp đường ống dẫn dầu với Nam Sudan đến những trục trặc ở Biển Bắc, đã làm giảm nguồn cung đi khoảng 700.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, nguồn cung dự phòng hiện vẫn mỏng. Kho dự trữ dầu của những nước giàu hiện ở mức thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi việc tăng thêm lượng dầu dự phòng của OPEC không dễ thực hiện. Arập Xêút hiện bơm khoảng 10 triệu thùng/ngày, xấp xỉ mức cao kỷ lục. Thêm nữa, sự gián đoạn nguồn cung của Iran có nguy cơ còn lớn hơn nhiều nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz (tuyến đường vận chuyển dầu thô huyết mạch từ Vùng Vịnh ra thế giới), nơi mỗi ngày có khoảng 17 triệu thùng dầu vận chuyển qua, tương đương khoảng 20% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Con số này cao hơn nhiều so với lượng dầu bị gián đoạn trong những "cú sốc" dầu mỏ trước đây. Lấy ví dụ, lệnh cấm vận dầu mỏ Arập năm 1973 chỉ tác động xấp xỉ 5 triệu thùng/ngày.
Chuyên gia Jeffrey Currie thuộc Goldman Sachs cho rằng những nhân tố cơ bản liên quan đến cung - cầu đã đẩy giá dầu lên khoảng 118 USD/thùng. Theo ông Currie, một nhân tố khác hỗ trợ giá dầu là "nỗi lo Iran". Nếu tình hình Iran được cải thiện, giá dầu mỏ sẽ giảm xuống vài USD nữa, nhưng vẫn xấp xỉ ngưỡng 120 USD/thùng.
Trên toàn cầu, thiệt hại từ sự gia tăng của giá dầu cho đến nay có thể ở mức vừa phải. Cứ 10% giá dầu tăng lên thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu bị giảm đi 0,2% trong năm đầu tiên, chủ yếu do dầu mỏ đắt đỏ hơn đã chuyển thu nhập từ ví người tiêu dùng sang túi nhà sản xuất. Dẫu vậy, triển vọng tăng trưởng toàn cầu hiện vẫn khả quan hơn so với thời điểm đầu năm nay.
Tuy vậy, tác động đối với tăng trưởng và lạm phát tại từng nước cũng sẽ khác nhau. Tại Mỹ, nước nhập khẩu dầu ròng có mức thuế nhiên liệu khá thấp, ước tính giá dầu thô cứ tăng 10%, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này ước giảm đi khoảng 0,2% trong năm đầu và 0,5% trong năm tiếp theo.
Sự gia tăng giá dầu mỏ có thể làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ vốn đã được dự báo tăng trưởng trên 2% trong năm 2012. Nhiều lý do giúp nước Mỹ mau phục hồi trước việc giá dầu mỏ đắt đỏ hơn trong những năm gần đây, như giá xăng dầu thấp hơn trong năm 2011, Mỹ ngày càng sử dụng ít năng lượng và bớt phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu hơn, thời tiết lạnh vừa phải giúp giảm bớt các hóa đơn thanh toán dầu sưởi ấm - ở mức thấp bất thường...
Với mức thuế đánh vào dầu mỏ cao hơn nhiều so với Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Âu đáng ra không bị ảnh hưởng nhiều khi dầu mỏ đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, châu lục này dường như đang bị tác động nhiều hơn, vào thời điểm hầu hết các nền kinh tế trong khu vực này tăng tưởng trì trệ hoặc sa sút. Tệ hơn, các nền kinh tế yếu nhất châu Âu lại ở trong số những nước nhập khẩu dầu mỏ ròng lớn nhất. Hy Lạp hiện phụ thuộc rất lớn vào năng lượng nhập khẩu, trong đó 88% là dầu mỏ.
Tại các nền kinh tế đang nổi, tác động của giá dầu mỏ lại khá đa dạng. Các nước xuất khẩu dầu mỏ từ Venezuela đến Trung Đông đang thu được lợi lớn, trong khi các nhà nhập khẩu dầu mỏ chứng kiến cán cân thương mại mất cân bằng.
Trong năm 2008 và 2011, nhiên liệu đắt đỏ hơn gây tác động chủ yếu lên lạm phát. Tuy vậy, nỗi lo này phần nào giảm đi do giá lương thực, thực phẩm - chiếm phần lớn hơn trong chi tiêu của các nền kinh tế đang nổi - khá ổn định.
Trong khi đó, trong ngắn hạn, một số nền kinh tế đang nổi ở Đông Âu sẽ bị thiệt hại nặng nhất, không chỉ từ việc giá dầu đi lên mà còn do các thị trường xuất khẩu của châu Âu yếu đi. Tại châu Á, v iệc giá dầu "sốt" trở lại cũng là mối lo ngại đối với tình hình lạm phát ở Ấn Độ, bởi nhiên liệu chiếm một phần lớn trong chỉ số giá bán buôn của nước này.
Theo Deutsche Bank, giá dầu điêden tăng khoảng 31% từ tháng 1/2009, trong khi giá dầu thô tính bằng đồng rupee tăng khoảng 180%. Sự chênh lệch này là kết quả của việc Chính phủ Ấn Độ trợ giá nhiên liệu, gây khó khăn không nhỏ cho nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của Ấn Độ.
Theo các nhà phân tích, dầu mỏ trước mắt sẽ không trở thành một "Hy Lạp mới". Vào thời điểm hiện tại, dầu mỏ đắt đỏ hơn có thể chưa gây hại gì lớn cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng tất nhiên sẽ bất lợi cho các nền kinh tế "dễ đổ vỡ" ở châu Âu. Và nếu Tehran "đóng cửa" eo biển Hormuz, giá dầu thô hầu như chắc chắn sẽ tăng vọt, đồng nghĩa với việc đà phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chững lại./.
Theo Vietnamplus
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN CĂN HỘ VEN SÔNG LIỀN KỀ ĐH RMIT - GIÁ CHỈ TỪ 52 Triệu/m2 - LH 0902413541
4 tỷ 500 triệu- 80m2
Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902413***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
38 tỷ - 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
VIP
Nhà phố Xuân Thảo Residence bến lức 2 lầu chỉ 50 triệu/m2
Thương lượng- 80m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0798508***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: kinh tế vĩ mô, tài chính