Trước khi “bầu” Nghiệp bị bắt, hàng loạt đàn em của hắn cũng đã sa lưới. Theo cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ, thủ đoạn hoạt động của băng tội phạm chuyên nghiệp này là lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc qua việc giả giao dịch mua bán nhà đất. Chúng bố trí nhóm mua nhà đất có 2 – 3 tên (giả đại gia từ TP HCM cần mua nhà cho vợ bé – PV), nhóm bán nhà đất có từ 2 – 3 tên, trong đó có sự đồng lõa của chủ nhà đất thật.
Khi nhóm mua và bán tiếp cận được với bị hại (thường là người môi giới mua bán nhà đất), nhóm mua sẽ đồng ý mua nhà, đất mà chúng đã thỏa thuận với chủ nhà đất để kê giá lên cao hơn thực tế và bên mua đồng ý mua. Sau đó, chúng bố trí không cho những đối tượng giả đại gia (tức phía mua) gặp chủ nhà đất (phía bán). Đối tượng giả đại gia sẽ gửi lại cho các nạn nhân một số tiền đặt cọc (thường 50 – 100 triệu đồng).
Khi các nạn nhân gặp phía chủ nhà đất để đặt cọc thì được bên này này đòi tiền đặt cọc cao hơn mà số tiền đại gia đã đưa, “hét” từ 400 triệu đồng trở lên. Sau khi được báo lại điều này, tên giả đại gia khi thì trực tiếp, khi thì thông qua đàn em đặt vấn đề mượn tiền nạn nhân để đặt cọc.
Phan Văn Nghiệp, tức “bầu” Nghiệp và một số “đàn em”.
Nạn nhân cùng chủ đất làm hợp đồng đặt cọc xong, chúng sẽ không đến mua để quá thời gian hợp đồng, khiến nạn nhân bị mất tiền cọc nhưng không biết đại gia ở đâu mà tố giác bởi hầu hết các đối tượng tham gia đường dây đều dùng tên giả, số điện thoại di động khuyến mãi. Số tiền lừa đảo sau khi chia cho chủ nhà đất một phần, chúng trừ số tiền “nhử mồi” ra rồi chia nhau tiêu xài.
Với phương thức, thủ đoạn vừa kể, tên “Bầu” Nghiệp cùng đồng bọn đã thực hiện trót lọt hàng loạt vụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Riêng tại ĐBSCL, ngoài 5 vụ tại Cần Thơ, bọn chúng còn gây án trót lọt tại các địa phương: Bình Minh (Vĩnh Long), Châu Thành (Hậu Giang), Kế Sách (Sóc Trăng), Mỹ Tho (Tiền Giang), Châu Đốc (An Giang),…
Tính đến thời điểm này, tổng số tiền mà băng tội phạm chuyên nghiệp này đã lừa đảo, chiếm đoạt của các nạn nhân đã lên đến khoảng 11 tỷ đồng, trong đó riêng tại Cần Thơ trên 3 tỷ đồng.
Sáng 20/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cũng đã có văn bản báo cáo Bộ Công an và Công an nhiều địa phương của cả nước, đề nghị tiến hành nắm tình hình điều tra làm rõ bị hại, các vụ án tương tự để điều tra mở rộng vụ án
-
Đã nộp tiền “thỏa thuận đặt cọc” cho chủ đầu tư, có được lấy lại?
Tháng trước, tôi có ký kết “thỏa thuận đặt cọc” và thanh toán 70 triệu đồng cho chủ đầu tư để mua căn hộ với diện tích 71m2. (Ánh Như)
-
Có cần hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng mới được bán nhà đất cho người khác?
Thực tế, nhiều trường hợp hai bên đã ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có công chứng tại Văn phòng công chứng nhưng quá thời hạn mà người mua (bên đặt cọc) không xuất hiện, làm người bán (bên nhận cọc) ‘khó xử’....
-
Người bán nhà đất cần cẩn trọng trước việc ‘cài bẫy đặt cọc’ của bên mua
Thời gian qua, xuất hiện tình trạng bên mua cài bẫy đặt cọc bên bán, nếu bên bán không cẩn trọng, ham lợi trước mắt thì có thể bị sập bẫy của bên mua.