Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong tháng 6/2022, toàn ngành sản xuất đạt 6,66 triệu tấn, giảm 7% so với tháng trước đó; tiêu thụ xi măng trong giai đoạn này ước đạt gần 7 triệu tấn.
Được biết, hơn 55% sản lượng tiêu thụ xi măng ở trong nước phụ thuộc vào ngành bất động sản. Việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng tiêu thụ xi măng của toàn ngành xi măng. Do đó, bán hàng xi măng nội địa trong tháng 6 vừa qua đạt khoảng 5,59 triệu tấn, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.
Giá bán tăng cao, tiêu thụ xi măng gặp khó
Bên cạnh thị trường bất động sản suy yếu, việc giá bán các loại xi măng đã tăng mạnh trong thời gian qua khiến nhu cầu về mặt hàng này giảm sút. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt gần 32 triệu tấn, gần tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với thị trường xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker tháng 6 đạt 1,38 triệu tấn, giảm 13,5% so với tháng trước và giảm 50,4% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, xuất khẩu xi măng đạt 1,12 triệu tấn, giảm 26,3% so với tháng 5. Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng clinker tiếp tục giảm mạnh chỉ đạt hơn 250.000 tấn, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu xi măng, clinker tháng 6/2022
Trong nửa đầu năm 2022, tổng lượng xuất khẩu xi măng và clinker của toàn ngành đạt 17,05 triệu tấn, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Được biết, sản lượng xuất khẩu xi măng là 8,21 triệu tấn và clinker là 8,84 triệu tấn.
Một số thị trường khác như Banglades, Chile, Peru không có ghi nhận sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này
Được biết, 2 thị trường xuất khẩu chính của xi măng, clinker Việt Nam là Trung Quốc và Philippines đều có mức sụt giảm mạnh về lượng và giá trị. Thậm chí, một số thị trường khác như Banglades, Chile, Peru không có ghi nhận sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này.
Đối với các doanh nghiệp xi măng, năm 2022 sẽ là một năm khó khăn khi chi phí nguyên liệu phi mã, giá xi măng dù đã tăng 3 lần trong những tháng gần đây nhưng vẫn chưa theo kịp mức tăng của chi phí đầu vào.
Hiện chi phí nguyên liệu chiếm 30-35% giá thành sản xuất xi măng. Theo đó, việc thiếu hụt nguồn cung than và đá vôi khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá cao từ các nhà nhập khẩu làm giảm biên lợi nhuận.
Do chi phí sản xuất tăng mạnh buộc doanh nghiệp xi măng phải tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh năm nay.
Trên thực tế, do giá than tăng đột biến, cùng với sự tăng giá của nhiều loại nguyên, nhiên liệu khác, một doanh nghiệp trong ngành xi măng vừa phải cho dừng 4 dây chuyền sản xuất.
-
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Trong vòng xoáy của “bão giá” nguyên, nhiên liệu đầu vào, các doanh nghiệp thép, xi măng đang phải gồng mình co kéo, cân đối chi phí để đảm bảo hoạt động sản xuất.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.