Cụ thể, GDP quý IV/2018 ước tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý 4/2017 (tăng 7,65%) nhưng cao hơn tăng trưởng quý 4 từ 2011-2016.
GDP cả năm 2018 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây (năm 2008 tăng 6,23%; năm 2017 tăng 6,81%). Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là: 15,34%; 33,40%; 41,26%; 10%).
Theo nhận xét của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK, chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2018 đã được cải thiện. Cụ thể, đóng góp của năng suát các nhân tổ tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn so với bình quân 33,58% giai đoạn 2011-2015.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 tăng 346 USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016.
Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
-
NHNN: Vay trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị “núp bóng”, lợi dụng
CafeLand - Trong một thông báo gửi đi mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, cho vay trực tuyến (P2P) không nằm trong phạm vi quản lý của đơn vụ này. Cùng với đó cảnh báo người dân thận trọng trước khi tham gia hình thức vay trực tuyến vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể là hình thức núp bóng của tội phạm và người cho vay có thể mất tiền mà không thể đòi lại.