Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong quý 4 năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng cao hơn quý 4 các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%.
Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
-
Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 đạt 683 tỷ USD
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước. Cán cân thương mại xuất siêu 28 tỷ USD, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.








-
Một tỉnh của Việt Nam có trữ lượng “kho báu” vượt qua cả Mỹ, Nga, Trung Quốc, 1.500 năm mới khai thác hết
“Kho báu” này nhiều đến nỗi phải mất 1.500 năm mới khai thác được hết.
-
Tập đoàn Mỹ hơn 50.000 nhân viên muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD
Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tập đoàn HP cho biết muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô từ 2-3 tỷ USD. Trong đó, chú trọng khối lượng sản xuất máy tính cá nhân, máy in và mở rộng sang các sản phẩm mới, công nghệ mới, ứng dụng trí t...
-
Đàm phán hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 19-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về diễn biến vòng đàm phán thứ 3 về thương mại đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ, việc Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS và bảo hộ công ...