Airbus đã hỗ trợ cho sự phát triển của NIC, nhằm tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam - Ảnh minh họa.
Hiện nay, ngành vận tải hàng không đóng góp 12,5 tỉ USD, tương đương 5,2% GDP của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác, kinh doanh giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không, nhất là về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, sản phẩm…
Đây cũng là những tiêu chí để các đối tác Việt Nam lựa chọn, thiết lập và mở rộng phạm vi quan hệ hợp tác, bền vững, lâu dài với Airbus.
Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không; đào tạo nhân lực; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất linh kiện, trang thiết bị trong chuỗi giá trị toàn cầu của Airbus; mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới như hàng không vũ trụ/vệ tinh, máy bay trực thăng, khoa học công nghệ, cứu hộ cứu nạn, an ninh, quốc phòng…
Đáng chú ý, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong hành trình đổi mới sáng tạo. Điển hình là cơ sở mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) sẽ được khánh thành vào cuối tháng này. Airbus đã hỗ trợ cho sự phát triển của NIC, nhằm tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Với thế mạnh về máy bay trực thăng, Airbus hiện là công ty đứng đầu trong phân khúc máy bay thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, chiếm 50% đội máy bay trực thăng đang được khai thác tại đây, bao gồm trực thăng H225 đa dụng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khai thác ngoài khơi và vận tải. Ngoài dầu khí, máy bay trực thăng của Airbus còn được sử dụng rộng rãi để thực hiện các nhiệm vụ quân sự và các nhiệm vụ chuyên chở quan trọng.
Ngoài các sản phẩm máy bay, Airbus cũng nhấn mạnh sự thành công của tập đoàn trong việc hỗ trợ các nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam. Airbus phát triển, sản xuất và cho ra mắt VNREDSat-1, vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam.
-
Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh, cuối ngày hôm qua, 14/12/2022 (giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo của Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế - bao gồm Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch - vừa thống nhất một Chương trình Quan hệ Đối tác về Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP).
-
ADB đã hỗ trợ Việt Nam hơn 13 tỷ USD phát triển kinh tế
Chiều muộn ngày 13/10, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo báo chí về chuyến công tác của ông Maliamibin Hamad, Giám đốc Điều hành làm Trưởng đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tới Việt Nam từ ngày 10-13/10.
-
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Chiều tối 16/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, ông Muraoka Tsugumasa, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diệ...
-
Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên vào năm 2025
Đây là một bước đi mang tính chiến lược, đánh dấu nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.
-
Nvidia cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, khoảng 50.000 việc làm sắp xuất hiện
Nvidia đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong 4 năm tới.