Một nhân viên làm việc tại nhà máy thép ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa diễn ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đại diện các nền kinh tế hàng đầu thế giới cho biết sẽ tìm cách giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp trong ngành thép và các ngành công nghiệp khác.
Sau hai ngày làm việc, chiều 24/7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Hội nghị đã ra tuyên bố chung, trong đó nhắc lại cam kết sử dụng mọi công cụ chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Trong tuyên bố chung, các nước thành viên G20, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức, thừa nhận tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, song yếu hơn kỳ vọng. G20 cam kết sẽ sử dụng các công cụ chính sách, trong đó có các biện pháp tiền tệ, tài chính và cơ cấu để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đáng chú ý, đại diện các nước cũng đã phản đối các thức bảo hộ thương mại, đồng thời cam kết không phá giá tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp trong ngành thép và các ngành công nghiệp khác, vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cung và giá cả hàng hóa sụt giảm.
Trước đó, theo Reuters, trong nội dung bản dự thảo tuyên bố chung mà tờ báo này thu thập được, các quan chức tài chính G20 cho biết các vấn đề dư thừa công suất đang trở nên trầm trọng thêm bởi kinh tế toàn cầu còn phục hồi chậm và nhu cầu thị trường giảm sút. Việc này cũng đã gây ra tác động tiêu cực đến thương mại và người lao động.
Các quan chức của Hoa Kỳ và các nước khác cáo buộc Trung Quốc, quốc gia sản xuất hơn một nửa thép của thế giới, đã giữ lại quá nhiều nhà máy sản xuất thép bằng các khoản trợ cấp và hỗ trợ khác của Chính phủ. Tình trạng dư thừa sản lượng thép trong nước buộc nước này phải tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài khiến thị trường thép thế giới “ngập lụt”.
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã áp đặt thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp khổng lồ đối với một số sản phẩm thép của Trung Quốc. Trong đó, mức thuế cao nhất lên đến 250% trên giá bán.
Với cuộc họp lần này, G20 cam kết sẽ tăng cường trao đổi, hợp tác về các vấn đề và thực hiện các bước hiệu quả để giải quyết những thách thức nhằm tăng cường chức năng thị trường, trách sự bảo hộ thương mại.
Dự kiến, các nền kinh tế sản xuất thép thuộc nhóm G20 cũng sẽ tham gia vào một diễn đàn thép được tài trợ bởi OECD trong tháng 9 tới. Tại đây, các thành viên sẽ thảo luận về tính khả thi của việc hình thành một diễn đàn toàn cầu về công suất.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm G20 diễn ra tại Thành Đô trong hai ngày 23 và 24/7. Đây là hội nghị cấp bộ trưởng cuối cùng trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào ngày 4-5/9 tới.
-
Thủ tướng Đức: Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nhiều hơn với thép thế giới
CafeLand - Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa lên tiếng cho rằng Trung Quốc phải có trách nhiệm lớn hơn đối với thị trường thép toàn cầu. Sản lượng thép của nước này hiện đang tăng mạnh và chiếm thị phần lớn kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong 15 năm qua.
-
Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7
CafeLand – 12 Hiệp hội thép toàn cầu đã gửi đơn kêu cứu đến Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc có nguy cơ gây khủng hoảng thị trường thế giới và làm thiệt hại nặng nề hơn cho các nhà sản xuất.
-
Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần
CafeLand - Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn gấp 5 lần, sau khi cáo buộc nước này bán sản phẩm dưới giá thị trường, hãng tin BBC cho hay.
-
Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại
Pháp, Đức kêu gọi đẩy nhanh áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép, thậm chí có thể truy thu thuế trong trường hợp có hiện tượng bán phá giá.