Trong tuần này khu vực đồng euro sẽ đẩy mạnh các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch trước đó đã đe dọa tiếp tục hạ bậc tín dụng của nhiều quốc gia trong khu vực.

Trong tuần này khu vực đồng euro sẽ đẩy mạnh các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Trong đó có việc cấp thêm tiền cho IMF và các khoản vay dài hạn cho các ngân hàng, đồng thời triển khai thực hiện các nguyên tắc tài chính chặt chẽ. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch trước đó đã đe dọa tiếp tục hạ bậc tín dụng của nhiều quốc gia trong khu vực.


Phó Bộ trưởng Kinh tế Italia, ông Vittorio Grilli ngày hôm qua cho biết "Chúng ta đều biết rằng trong thời gian qua châu Âu đã chưa thuyết phục được lòng tin của thị trường và các biện pháp đưa ra chưa triệt để. Vậy hội nhập hơn nữa và sử dụng các công cụ hiệu quả là cần thiết trong giai đoạn gần đây"


Ngày 09/12 vừa qua, các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu đã nhất trí thỏa thuận thay đổi hiến pháp về chính sách tài chính công. Theo đó. Chính phủ sẽ thận trọng và hạn chế trong việc vay tiền cũng như chi dùng. Đây cũng như một động thái nhằm lấy lại lòng tin về sự ổn định của tài chính công. Tuy nhiên, để thay đổi hiến pháp, sẽ phải mất một năm hoặc nhiều hơn. Độ trễ này có thể khiến cho tình hình khó được giải quyết một cách nhanh chóng.


Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm Italia và Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo khu vực đồng euro quyết định đưa ra một khoản cứu trợ thường trực 500 tỷ euro cho đến tháng 7/2012.


Họ cũng đồng thuận cung cấp 150 tỷ euro cho IMF để nâng cao nguồn kinh phí trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Bên cạnh đó 50 tỷ euro có thể được tài trợ bởi các quốc gia ngoài khu vực.


Ngày hôm nay, các Bộ trưởng tài chính khu vực châu Âu có một hội nghị trực tuyến quan trọng nhằm thảo luận để tiến tới hoàn thiện hiệp ước tài chính vào tháng Giêng tới. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xem xét quy mô các khoản vay cho IMF. Ngoài ra hội nghị sẽ bàn bạc về phương pháp bỏ phiếu quyết định thực hiện các sử dụng biện pháp hiệu quả quỹ ESM.


Ông Vittorio Grilli cho biết "Rõ ràng là trong ngắn hạn, để đối phó với cuộc khủng hoảng, các công cụ cứu trợ tài chính, chẳng hạn như EFSF hay ESM, phải được củng cố mạnh mẽ".


Italia đang đẩy mạnh chính sách thắt lưng buộc bụng như một nỗ lực quan trọng để cứu vãn tình hình.

Theo Hung Ninh (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh