Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn đoạn Chơn Thành - Đức Hòa dự kiến sẽ khởi công trong năm 2023. Ảnh minh họa
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh: Bình Dương, Long An và Tây Ninh thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư năm 2007 với quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Dự án đã được khởi công xây dựng từ năm 2009. Tuy nhiên, việc thi công dự án đã bị đình hoãn từ năm 2011.
Tháng 7/2022, dự án được điều chỉnh chủ tương đầu tư: tổng chiều dài tuyến gần 73 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương đường cấp III đồng bằng, phù hợp đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tuyến có bề rộng nền đường 12,25 m, bề rộng mặt đường 11,25 m. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 2.293 tỉ đồng.
Theo chủ trương đầu tư được duyệt, tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án trong năm 2023, hoàn thành trong năm 2025.
Dự án đường đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đi qua địa phận 4 tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An, được kỳ vọng sẽ giúp kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực.
-
Bình Dương và TP.HCM bắt tay đầu tư 5 dự án kết nối giao thông tại khu vực cửa ngõ
Lãnh đạo TP.HCM đồng ý với đề xuất của phía Bình Dương về việc đầu tư 5 vị trí kết nối giao thông trọng điểm giữa TP.Thủ Đức với TP.Dĩ An, TP.Thuận An nhằm tăng cường hệ thống hạ tầng khu vực cửa ngõ nối 2 địa phương.








-
Long An sau sáp nhập tỉnh như thế nào?
Long An – một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển nhanh ở miền Nam – đang đứng trước bước ngoặt lớn khi dự kiến sáp nhập với tỉnh Tây Ninh để hình thành một đơn vị hành chính mới. Vậy tương lai của Long An sau sáp nhập sẽ thay đổi như thế nào...
-
Lịch sử tỉnh Long An và Tây Ninh và những yếu tố tiềm năng cho sự phát triển năng động khi sáp nhập
Tỉnh Long An và Tây Ninh đều nằm ở khu vực phía Nam của Việt Nam, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam Bộ. ...
-
Cuộc di cư của dòng vốn: Tây Bắc TP.HCM trỗi dậy thành tâm điểm mới
Trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống đang biến động trước thương mại, tài chính toàn cầu, giới đầu tư sành sỏi bắt đầu chuyển hướng mạnh sang bất động sản và tìm đến những vùng đất chiến lược hội tụ cả yếu tố an toàn và tiềm năng tăng trưởng....