Bình Dương và TP.HCM sẽ đầu tư 5 vị trí kết nối khu vực TP.Thủ Đức và TP.Thuận An, TP.Dĩ An
Sẽ đầu tư thêm 5 dự án kết nối Bình Dương - TP.HCM
Mới đây, đoàn lãnh đạo TP.HCM và tỉnh Bình Dương đã đi khảo sát thực tế và có buổi làm việc đề xuất đầu tư kết nối hạ tầng giao thông giữa hai địa phương.
TP.Thủ Đức đã đề xuất đầu tư 5 vị trí kết nối trọng điểm giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, đường Đào Trinh Nhất - TP.Thủ Đức, đường An Bình - TP.Dĩ An, có chiều dài 1,39km, trong đó đoạn qua TP.Dĩ An dài 1,09km, lộ giới quy hoạch 34m để thuận lợi kết nối giữa hai tỉnh, thành.
Đường ĐT.743B kết nối với đường Bình Chiểu và cao tốc TP.HCM - Chơn Thành và đường ĐT.743B TP. Thuận An, có chiều dài hơn 12km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 11,44km, lộ giới theo quy hoạch 60m.
Đoạn đường Nam Khu chế xuất Linh Trung 2 - TP. Thủ Đức và đường Vĩnh Phú 32 - TP. Thuận An dài 2,5km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 2,1km, quy hoạch lộ giới 23m.
Đoạn đường N3 -TP.Thủ Đức và đường Vĩnh Phú 41 - TP.Thuận An dài 2,6km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 2,3km, quy hoạch đường 24m.
Đoạn đường N1 - TP.Thủ Đức và đường Bình Hoà 1 - TP.Thuận An dài khoảng 1km, trong đó đoạn qua TP.Thuận An, Bình Dương dài 850m, đầu tư mở rộng theo lộ giới quy hoạch 26m.
Đồng thời, hai bên cũng thống nhất đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư 47 vị trí kết nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) và TP.Dĩ An (tỉnh Bình Dương); 06 vị trí kết nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) và TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương) theo đồ án đã quy hoạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cũng đã đề xuất các dự án để giải tỏa áp lực giao thông tại các địa bàn giáp ranh giữa hai địa phương, trong đó đề xuất xây dựng cầu Tân An để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đường Tỉnh lộ 8 qua cầu Phú Cường kết nối với đường Huỳnh Văn Cù; đồng thời mở ra không gian phát triển đô thị trong khu vực…
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý với đề xuất đầu tư 5 vị trí kết nối giao thông trọng điểm giữa TP.Thủ Đức với TP.Dĩ An, TP.Thuận An. Lãnh đạo thành phố đề nghị các sở, ngành khẩn trương thực hiện các nội dung mà hai địa phương đã thống nhất, rà soát đưa vào quy hoạch kế hoạch trung hạn 2025-2030.
TP.HCM cũng mong muốn cùng Bình Dương nghiên cứu phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn giữa hai địa phương, nhất là trên tuyến sông Sài Gòn qua địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi… Đồng thời, thảo luận và thống nhất một số vấn đề như: Nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1 để vận chuyển hàng hóa trên sông Sài Gòn; đề xuất vị trí cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4 TP.HCM; dự án nút giao Sóng Thần và dự án nâng cấp mở rộng đường An Bình và cầu kết nối cầu vượt Sóng Thần...
5.300 tỉ đồng được rót vào khu cửa ngõ
Trước đó vào tháng 3, Bình Dương và TP.HCM đã thống nhất kế hoạch đầu tư 2 dự án kết nối liên vùng với tổng mức đầu tư 5.300 tỉ đồng.
Cụ thể, dự án thứ nhất với 3.800 tỉ đồng xây dựng Nút giao Sóng Thần thành cầu vượt qua đường sắt và kết nối đại lộ Độc Lập qua đường An Bình. Tại đây sẽ có đường nhánh kết nối với quốc lộ 1A hướng cầu vượt Sóng Thần và Linh Xuân. Bình Dương sẽ tham gia 1.900 tỉ đồng, còn lại sẽ do TP.HCM cân đối
Vị trí xây dựng Nút giao Sóng Thần.
Dự án thứ 2 sẽ mở rộng đường An Bình, từ cầu vượt Sóng Thần (TP.Dĩ An, Bình Dương) và kết thúc ở đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Dự án yêu cầu kinh phí khoảng 1.700 tỉ đồng để thi công đoạn tuyến dài 1,4km. Trong đó phía Bình Dương sẽ đầu tư 1.500 tỉ đồng để triển khai 1,1km đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh này, còn lại sẽ do TP.HCM chủ quản đầu tư.
Hướng tuyến đường An Bình
2 dự án giao thông quan trọng có vai trò giảm kẹt xe ở khu vực cửa ngõ Bình Dương – TP.HCM do nhu cầu di chuyển giữa 2 địa phương tăng cao thời gian vừa qua.
Thời gian qua, Bình Dương và TP.HCM đã mạnh tay đầu tư vào các công trình giao thông kết nối giữa 2 địa phương để phục vụ nhu cầu giao thương cũng như di chuyển của người dân ngày một tăng cao. Các dự án sẽ được triển khai trong thời gian tới bao gồm: đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4; Đường Vành đai 3;… Hiện, TP.HCM và Bình Dương kết nối thông qua quốc lộ 13, 1K, 1A.
-
Bình Dương lên kế hoạch khởi công các tuyến đường liên vùng ngàn tỉ trong năm 2023
Bình Dương phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành mở rộng đường Quốc lộ 13, tháng 6/2023 khởi công đường Vành đai 3; cuối năm 2023 khởi công đường Vành đai 4 và đến đầu năm 2024 khởi công đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.
-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa qua đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) số ti...
-
Công viên sáng tạo lớn nhất TP.Thủ Đức sẵn sàng vận hành
Công viên Sáng tạo tại TP.Thủ Đức nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm sẽ chính thức khánh thành vào hôm nay (11/1). Với diện tích rộng 10ha, đây được xem là công việc lớn bậc nhất tại TP.Thủ Đức....
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...