09/08/2022 10:21 AM
Về dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, địa phương sẽ phải cân đối, bố trí khoảng 9.640 tỉ đồng để thực hiện dự án, trong đó, giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 phải cân đối, bố trí 7.800 tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 phải bố trí 1.840 tỉ đồng.

Sơ đồ dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM.

Mới đây, ĐBND tỉnh Bình Dương đã có kiến nghị gửi lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc bố trí vốn cho dự án đường Vành Đai 3 đoạn qua Bình Dương.

Theo đó, cử tri phản ánh tỉnh Bình Dương sẽ phải cân đối, bố trí khoảng 9.640 tỉ đồng để thực hiện dự án, trong đó, giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 phải cân đối, bố trí 7.800 tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 phải bố trí 1.840 tỉ đồng.

Cử tri cho rằng tổng mức đầu tư này khá lớn so với tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ là 40.562 tỉ đồng. Do đó việc cân đối, bố trí vốn cho dự án này trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 là rất khó khăn.

Cử tri tỉnh đề nghị Bộ GTVT xem xét, có cơ chế để tỉnh Bình Dương bố trí đủ nguồn lực, đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.

Trả lời kiến nghị của ĐBND tỉnh Bình Dương, Bộ GTVT cho biết, về việc bố trí nguồn lực, bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

Trong đó, ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 là 7.808 tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 1.832 tỉ đồng, còn có các nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho Dự án.

Ngoài ra, để bố trí đủ nguồn lực bảo đảm thực hiện Dự án, Quốc hội đã cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương chuyển kiến nghị của cử tri để UBND tỉnh Bình Dương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí đủ nguồn lực thực hiện dự án theo Nghị quyết của Quốc hội.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai với chiều dài hơn 97,7km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 75.000 tỉ đồng. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 36km, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn. Điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). Hiện nay đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn dài hơn 16km đã hoàn thành và đi vào khai thác 6 làn xe.

Tuyến Đường Vành đai 3 đi qua thành phố Thuận An và Dĩ An. Đây là hai đô thị đã phát triển, nằm liền kề với TP.HCM nên thị trường bất động sản rất sôi động.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.