Cục Phòng Vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Ngoại thương Thái Lan (DFT) vừa ban hành kết luận cuối cùng trong 2 vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.
Thái Lan gia hạn áp thuế chống bán phá giá thép phủ màu của Việt Nam thêm 5 năm
Cụ thể, đối với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm, DFT quyết định chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm này sau khi rà soát.
Tương tự, với sản phẩm thép phủ màu, DFT quyết định gia hạn biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm này trong thời hạn 5 năm sau quá trình rà soát.
Ngày 31/3/2022, DFT đã khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam. DFT đã gửi bản câu hỏi và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan của Việt Nam nộp bản trả lời trước 16h30 ngày 2/5/2022.
Theo đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu thép mạ hợp kim nhôm kẽm của Việt Nam được nêu tên bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim, Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, CTCP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, CTCP Maruichi Sun Steel, CTCP Tôn Đông Á, CTCP Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam.
Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu thép phủ màu gồm: Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim, Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, CTCP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, CTCP Maruichi Sun Steel, CTCP Tôn Đông Á, CTCP Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam, CTCP Tôn mạ màu Fujiton.
Trước đó, ngày 18/9/2015, Bộ Ngoại thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hai sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu của Việt Nam.
Cho đến 25/3/2017, DFT ban hành quyết định cuối cùng, quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 4,3% đến 60,26% đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm và từ 6,2 - 40,49% đối với thép phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam.
Mức thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm.
-
Sắt thép Việt Nam “đắt khách” tại nước ngoài nhưng lại đang gặp khó tại thị trường này
Việt Nam tiếp tục bị áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan chung với các nước khác theo từng quý đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang thị trường EU tới 30/6/2024.








-
Hàng trăm nghìn tấn hàng từ Mỹ ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ, nhập khẩu tăng 50% so với cùng kỳ
Mỹ hiện là nhà cung cấp phế liệu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Vụ EU điều tra bán phá giá với thép HRC nhập khẩu, một “ông lớn” ngành thép đón nhận tin vui bất ngờ
EU vừa chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam. Riêng thuế với Thép Hòa Phát Dung Quất là 0%.
-
Một mặt hàng của Việt Nam được Mỹ và cả ASEAN ráo riết “săn lùng”, thu về hơn 1,7 tỷ USD kể từ đầu năm
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để nhập khẩu 349.000 tấn mặt hàng này của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.