Ảnh minh hoạ.
Trong 9 tháng đầu năm, diễn biến lãi suất trên cả hai thị trường đều giảm mạnh khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) theo xu hướng nới lỏng với 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5% - 1,5%.
Đồng thời, NHNN cũng ban hành nhiều thông tư được đánh giá hỗ trợ rất tích cực tới thị trường như thông tư 02, 03 và 06. Động thái của NHNN nhằm mục đích định hướng và tạo điều kiện để các NHTM giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế suy yếu do bối cảnh lãi suất và lạm phát cao trên toàn cầu.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm ghi nhận sự điều tiết của NHNN thông qua thị trường mở nhằm mục đích hỗ trợ thanh khoản, đồng thời mua vào hơn 6 tỷ USD ngoại hối giúp thanh khoản hệ thống dần ổn định trở lại.
Trong quý 3, thị trường mở hầu như không có giao dịch mặc dù NHNN vẫn chào thầu đều đặn. Tuy nhiên, tỷ giá luôn chịu áp lực từ mức chênh lệch lãi suất USD – VND và NHNN đã phải can thiệp bằng cách phát hành tín phiếu vào cuối tháng 9, nhằm ngăn chặn đà tăng của tỷ giá. Tính 12/10/2023, NHNN đã hút ròng hơn 145 nghìn tỷ, với kỳ hạn 28 ngày và lãi suất bình quân 0,82%. Khoản tín phiếu đầu tiên sẽ đáo hạn vào 19/10.
Với tình hình tỷ giá vẫn duy trì ở vùng cao mặc dù DXY đã hạ nhiệt, KBSV cho rằng NHNN sẽ tiếp tục hút ròng sau khi khoản bill đầu tiên đáo hạn, với khối lượng và lãi suất tương đương hiện tại.
Tại thị trường 1, các ngân hàng vẫn đang tích cực hạ lãi suất theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Ở thời điểm báo cáo, lãi suất huy động 12 tháng nhóm NHTM quốc dân (Sobs) là 5,3%; nhóm NHTMCP lớn (ACB, MBB, VPB, TCB) là 5,38%, nhóm NHTM khác là 5,7%. Theo phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất đã giảm như mục tiêu đã đề ra của Chính Phủ khi lãi suất huy động và cho vay lần lượt giảm khoảng 2,5% và 1,5% - 2% so với đầu năm.
KBSV dự báo lãi suất huy động sẽ đi ngang từ nay đến cuối năm, với mức lãi suất huy động bình quân 12 tháng của các ngân hàng quanh mức 5,45% (giảm – 2,8% so với đầu năm). Lãi suất cho vay đã giảm nhanh hơn trong giai đoạn quý 3/2023 do các nguồn huy động chi phí cao đáo hạn, tuy nhiên tình trạng nợ xấu tăng nhẹ trong quý 3/2023, việc NHNN giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 34% xuống 30%, và áp lực từ lạm phát và tỷ giá gây cản trở đà giảm có thể tiếp tục xa hơn.
KBSV dự báo lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm 0,25% trong quý 4/2023, giảm 1,75%-2,25% so với đầu năm.
Các yếu tố hỗ trợ đà giảm lãi suất bao gồm: Các chính sách nới lỏng có độ trễ tiếp tục là động lực lớn nhất cho đà giảm của lãi suất. Do các khoản huy động của hệ thống ngân hàng phần lớn từ tiền gửi khách hàng (chiểm tỷ trọng khoảng 70%-80%) có kỳ hạn chủ yếu từ 6 -12 tháng khiến cho chi phí vốn nửa đầu năm của ngân hàng vẫn ở mức cao. Vì vậy, khi các khoản tiền gửi này đạo hạn sẽ làm giảm COF của hệ thống, qua đó tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng đã có cải thiện gần đây nhưng vẫn ở mức thấp so với mục tiêu 14% -15%. Dư địa cho vay còn lớn khi LDR toàn hệ thống đạt 76.7% tính đến tháng 8, trong khi tăng trưởng tín dụng còn cách xa chỉ tiêu được giao sẽ là động lực cho việc giảm lãi suất cho vay.
Thông tư 06/2023 cho phép khách hàng vay để đảo nợ. Thông tư 06 được thi hành từ 01/09 đã thúc đẩy các ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi nhằm đạt chỉ tiêu tín dụng đã được giao, từ đó làm giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, KBSV cho rằng tác động của thông tư 06 sẽ cần thời gian để minh chứng vì câu chuyện cho vay để đảo nợ được đánh giá là không dễ dàng và nhiều thủ tục đi kèm khoản phí phạt trả nợ trước hạn lớn.
-
Nóng trong tuần: Từ 19/6, loạt lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm
Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành từ 19/6; Cung đường ven biển “tỷ đô” được mở rộng 6 – 8 làn xe, bất động sản chờ bùng nổ; 2 ngày khởi công đồng thời 4 tuyến đường liên vùng ngàn tỉ từ Đắk Lắk xuống Vũng Tàu; Lập tổ công tác khai thác quỹ đất hàng chục nghìn tỉ đồng dọc Vành đai 3 TP.HCM... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
IMF: Thuế quan của ông Trump sẽ đẩy lãi suất toàn cầu lên cao
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, vừa đưa ra cảnh báo rằng các mối đe dọa về thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khiến chi phí vay dài hạn trên toàn cầu tăng cao....
-
Chuyên gia tài chính: “Nếu bạn đặt tiền đúng nơi, năm 2025 sẽ là một năm thuận lợi cho người tiết kiệm”
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra dự báo giảm tốc độ hạ lãi suất trong năm 2025...
-
Vì sao Trung Quốc tránh giảm nhanh lãi suất?
Trung Quốc tránh cắt giảm lãi suất quá nhanh, đồng thời hút về lượng tiền mặt lớn nhất kể từ năm 2014 thông qua một công cụ chính sách.