Theo đó, dự án khu nhà ở và văn phòng làm việc tại khu vực hồ An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ được triển khai từ năm 1990. Đến ngày 28/9/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi 13.970m2 đất tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ và giao cho Công ty TNHH xây dựng IDC sử dụng để thực hiện dự án.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, chủ đầu tư thực hiện; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể, Công ty TNHH xây dựng IDC cần khẩn trương khôi phục mã số thuế, hoàn thiện các thủ tục để đảm bảo điều kiện tiếp tục triển khai dự án trên phần đất đã giải phóng mặt bằng theo đúng quy hoạch tổng mặt bằng đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận và thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.
Trong thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, đây là dự án phức tạp, kéo dài qua nhiều năm với nhiều cơ chế chính sách thay đổi, do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và sự phối hợp tích cực của nhà đầu tư.
Dự án Khu nhà ở văn phòng làm việc tại khu vực hồ An Dương "treo" gần 3 thập kỷ.
Trước đó, trong một văn bản trả lời kiến nghị cử tri, UBND TP. Hà Nội cho biết, dự án qua nhiều năm mới triển khai được một phần do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và năng lực chủ đầu tư.
UBND TP. Hà Nội cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn, đôn đốc công ty hoàn thiện các thủ tục theo các quy định hiện hành của pháp luật để tiếp tục triển khai thực hiện dự án.
Được biết, dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương của Công ty phát triển đầu tư xây dựng, sau đổi tên thành Công ty TNHH Xây dựng IDC - gọi tắt là IDC làm chủ đầu tư là dự án xã hội hóa đầu tiên của thủ đô.
Thời điểm trước năm 1990, dải đất thuộc hồ An Dương (diện tích 8.400m2) bị bỏ hoang từ lâu, thuộc quyền quản lý của UBND quận Ba Đình (sau đó thuộc quận Tây Hồ), là nơi chứa rác thải và đổ rác của các hộ dân khu vực quanh hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã đề nghị TP. Hà Nội cho phép quận được sử dụng dải đất hồ này, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng nhà ở thấp tầng. Ngày 4/6/1990, Hà Nội chấp thuận để quận Ba Đình được phép san lấp hồ An Dương, kèm theo quy hoạch được phê duyệt tỷ lệ 1/500.
Từ chủ trương này, IDC xây dựng phương án làm chủ đầu tư thực hiện dự án, có trách nhiệm trích nộp 20% lợi nhuận vào ngân sách quận Ba Đình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án bị treo qua “hai thế kỷ”, đồng thời khiến IDC rơi vào cảnh nợ nần.
Theo phản ánh của các cử tri, việc dự án bị treo trong suốt hàng chục năm qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của khu dân cư số 7 và 8 phường Yên Phụ. Nhiều hộ dân rơi vào tình trạng muốn chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, xin phép xây dựng nhà... nhưng không thể thực hiện do vướng quy hoạch.
-
Xử lý triệt để các dự án treo - “điệp vụ bất khả thi' của Hà Nội?
Với hàng loạt dự án treo chưa biết ngày tái khởi động cho thấy, Hà Nội gần như bó tay trước yêu cầu xử lý triệt để các dự án "treo" trên địa bàn.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...