Ngày 6/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam - Liên danh nhà đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình về công tác triển khai đầu tư dự án.
UBND tỉnh Thái Bình với lãnh đạo Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam về dự án điện khí LNG
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Kasutani, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tokyo Gas cho biết, đến nay liên danh đang cùng với đơn vị tư vấn hoàn thiện các thủ tục, xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư, đồng thời chuẩn bị huy động mọi nguồn lực để sẵn sàng bắt tay thực hiện xây dựng nhà máy.
Tập đoàn Tokyo Gas mong muốn tỉnh Thái Bình tiếp tục quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận khẳng định, đây là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia nói chung và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình cũng như nhiều địa phương phía Bắc.
Vì vậy, dự án đã được đưa vào danh sách các dự án, công trình trọng điểm của của tỉnh, với sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh để đảm bảo tiến độ và giải quyết kịp thời những vướng mắc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cũng đánh giá cao việc liên danh nhà đầu tư đã tuân thủ đúng tiến độ đề ra, đặc biệt trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lý và chuẩn bị nguồn lực đầu tư.
“Tỉnh Thái Bình cam kết sẽ hỗ trợ tối đa để dự án triển khai thuận lợi, bao gồm việc bàn giao mặt bằng sạch theo đúng tiến độ đã thống nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận khẳng định.
Được biết, dự án nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình được đầu tư bởi liên danh giữa Tập đoàn Tokyo Gas, Công ty Điện lực Kyuden (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
Nhà máy có công suất thiết kế lên tới 1.500 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý 3/2025 và đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030.
Dự án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Theo ước tính, tổng giá trị thuế nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn xây dựng sẽ đạt khoảng 3.600 tỷ đồng.
Khi đi vào vận hành, nhà máy dự kiến sẽ đóng góp trung bình 4.000 tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách thông qua các loại thuế. Con số này gần bằng mức nộp thuế của nhà máy VinFast trong giai đoạn giai đoạn sản xuất xe xăng (5.000 tỷ đồng).
-
Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho khu đô thị gần 10.000 tỷ đồng
Chiều ngày 10/10, UBND tỉnh Thái Bình đã chính thức trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang, TP.Thái Bình cho chủ đầu tư là Liên danh Công ty TNHH Daewoo Engineering & Construction Việt Nam, Công ty TNHH Phát triển THT, Công ty TNHH GIP Land và Công ty TNHH ZUP Invest.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với “ông lớn” năng lượng Pháp, bàn hợp tác thủy điện tích năng, điện hạt nhân
Tại buổi làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị EDF phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam....
-
5 dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư nằm ở đâu, quy mô ra sao?
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện gió đặt tại thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, với tổng mức đầu tư hơn 13.800 tỷ đồng.
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...