Bất đồng quan điểm phát triển dự án Splendora là một trong các nguyên nhân khiến nội bộ HĐQT Vinaconex lục đục, khởi kiện ra tòa. Ảnh Lê Quân
Nội bộ Vinaconex (mã chứng khoán VCG) lục đục đang trở thành câu chuyện được bàn tán xôn xao như một điển hình của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng này gây xôn xao từ khi chưa diễn ra; đến khi công bố những cổ đông nào sở hữu số lượng bao nhiêu cổ phần và cả phiên họp đại hội đồng cổ đông ngày 11.1.2019; rồi đến nay là mâu thuẫn nội bộ giữa các cổ đông của Vinaconex, luôn khiến dư luận quan tâm, thắc mắc.
Ngày 27.3 vừa qua, TAND quận Đống Đa đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện Nghị quyết đại hội cổ đông bất thường ngày 11.1 tại Vinaconex. Quyết định này đã vô hiệu hóa Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vinaconex. Ngay sau đó, trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu của Vinaconex chao đảo, bốc hơi mất hơn 1.200 tỉ đồng.
Giai đoạn 2 dự án khu đô thị Splendora ở Bắc An Khánh còn hoang vu. Ảnh Lê Quân
Ông Dương Văn Mậu, Phó tổng giám đốc Vinaconex, đã phần nào lý giải bất đồng giữa nhóm cổ đông có đại diện gồm: Công ty TNHH An Quý Hưng (An Quý Hưng)đang sở hữu 57,7% cổ phần; Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Công ty Cường Vũ) sở hữu 21,28% vốn điều lệ VCG; và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Công ty Star Invest) sở hữu 7,57% vốn điều lệ của VCG.
Theo ông Mậu, Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC), chủ đầu tư phát triển khu đô thị Splendora ở huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội (có diện tích rộng khoảng hơn 200 ha), hiện còn quỹ đất khá lớn, đã nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước. Dự án này hình thành trước khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông của Vinaconex. Cơ cấu sở hữu dự án này gồm Công ty CP Địa ốc Phú Long (có trụ sở tại TP.HCM) và Vinaconex nắm giữ 50% mỗi bên.
Nhiều diện tích đất để hoang vu nhiều năm gây lãng phí tài nguyên. Ảnh Lê Quân
Cuối năm 2017, dự án này được phê duyệt quy hoạch. Trong đó bản phê duyệt quy hoạch có hạng mục hồ nằm ở trung tâm dự án rộng khoảng 18 ha. “Có 2 ý tưởng triển khai dự án liên quan đến hạng mục hồ này. Nhóm cổ đông An Quý Hưng thấy rằng như vậy là đẹp rồi, cứ theo quy hoạch đã được duyệt, triển khai xây dựng khu đô thị. Quá trình triển khai cần điều chỉnh cục bộ ở điểm nào thì xin ý kiến cơ quan quản lý sau. Tuy nhiên, một số người từ TP.HCM ra muốn điều chỉnh quy hoạch theo hướng đào hồ ở sau những dãy biệt thự, uốn quanh nhà để tối ưu hóa mặt hồ, tăng giá trị khi bán nhà, lợi ích kinh tế nhiều hơn", ông Mậu thông tin.
Vẫn theo ông Mậu, cá nhân ông đã lên hỏi Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND TP.Hà Nội, được biết khu An Khánh là phê duyệt của Thủ tướng cho phát triển quy hoạch của Hà Nội đến năm 2050 là đã có hồ trung tâm như vậy, do đó không dễ thay đổi quy hoạch hồ ấy. Đây không như một dự án thông thường.
Thứ 2, hồ 18 ha ở trung tâm dự án còn có vai trò điều tiết lưu lượng nước cho xung quanh khu vực hầm chui An Khánh nên không dễ thay đổi quy hoạch. "Tôi cũng đã cũng đã trao đổi rõ với anh em như vậy rồi”, ông Mậu cho hay.
Phó tổng giám đốc Vinaconex cũng bày tỏ: “Nếu muốn thay đổi mà làm hiệu quả kinh doanh tăng lên thì rất tốt. Tuy nhiên, tôi đề nghị bên kia lập quy hoạch sơ bộ ra, sau đó, tính toán chi tiết phương án tài chính, lợi nhuận ra sao bằng con số cụ thể, so sánh giữa quy hoạch cũ, quy hoạch mới đằng nào hiệu quả hơn, rồi quyết và triển khai xây dựng. Không thể nào quyết theo nguyên tắc định tính được”.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, cho biết bản thân là Chủ tịch HĐQT An Khánh JVC nên quyết tâm triển khai dự án thành công. "Chúng tôi đã nhiều lần triệu tập họp HĐQT của An Khánh JVC để bàn bạc việc phát triển dự án, nhưng bên còn lại viện lý do bận, sức khỏe không đảm bảo, nên không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc", ông Thanh cho biết.
Khu đô thị Splendora có slogan là: Nơi ước đến - chốn mong về. Ảnh Lê Quân
Theo nội dung văn bản này, Công ty Cường Vũ đề nghị trong thời gian chờ có bản án, quyết định của tòa án về giải quyết yêu cầu hủy Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11.1, để đảm bảo hoạt động bình thường của Vinaconex, Viettel tiếp tục cử những thành viên đại diện Viettel đã tham gia HĐQT Vinaconex trước đây quay trở lại đảm nhiệm cương vị đến khi HĐQT mới được bầu hợp lệ, và việc chuyển giao quyền quản trị, điều hành Vinaconex từ cổ đông cũ sang cổ đông mới được hoàn tất theo đúng quy định pháp luật.Lãnh đạo của Vinaconex cũng cho biết, sau khi HĐQT Vinaconex mới được thành lập ngày 11.1, tại phiên họp thứ 2 nhằm thông qua quy chế hoạt động của công ty, trong đó có quy chế tài chính (trước đây, Vinaconex không có cơ chế chịu trách nhiệm và giá trị tối đa mà Chủ tịch HĐQT chỉ được ký là 5 tỉ đồng nên gây khó khăn cho việc phát triển công ty), Công ty Star Invest và Công ty Cường Vũ không nhất trí, nhưng theo luật có 5 phiếu ủng hộ nên quy chế được thông qua.
Ông Vũ Xuân Cường, Tổng giám đốc Công ty Cường Vũ, cho biết đã có văn bản gửi đến Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), là cổ đông cũ sở hữu 21,28% cổ phần Vinaconex.