Ảnh: Internet |
150 tỷ đồng trái phiếu cho Hesco không đến tay Vina Megastar
Để có vốn thực hiện Dự án Trung tâm thương mại - văn phòng - chung cư cao tầng Hesco (Dự án Hesco Văn Quán), Vina Megastar đã phát hành trái phiếu công trình trị giá 150 tỷ đồng. Tuy nhiên số vốn này không đến tay Vina Megastar do ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh đã “cắt lại” số tiền này để “trừ nợ”.
Theo Vina Megastar, trái phiếu 150 tỷ đồng của Vina Megastar phát hành ngày 19/11/2011, kỳ hạn 1 năm để có vốn đầu tư Dự án Hesco. Ngay sau khi tiền phát hành trái phiếu chuyển về tài khoản của Vina Megastar, ngân hàng bảo lãnh chứng thư đã cắt lại số tiền này để thanh toán cho một số khoản vay của các công ty thành viên Vina Megastar có dư nợ tại ngân hàng đó. Do đó, Vina Megastar không được sử dụng số tiền này để thực hiện Dự án. Đến nay, Dự án Hesco mới trong giai đoạn hoàn thiện phần móng.
Đại diện của Vina Megastar đề nghị được gia hạn trái phiếu đến ngày 19/10/2014 để có thêm thời gian thực hiện Dự án. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị trái chủ từ chối. Trong khi đó, đại diện ngân hàng là Bên bảo lãnh cũng bảo lưu quan điểm từ chối thanh toán cho khoản bảo lãnh 150 tỷ đồng do việc ký bảo lãnh trái phép, bất hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng để huy động cho Dự án Hesco lâm vào bế tắc.
Theo Luật sư Phạm Thanh Sơn, Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, trái chủ đang mong muốn Vina Megastar thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực tiếp hay thanh toán qua ủy thác của Bên bảo lãnh hoặc Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, sau đó xử lý tài sản của Vina Megastar. Việc này đang được các bên đàm phán.
Khách hàng đòi lại vốn góp
Như Báo Đầu tư đã phản ánh, nhiều khách hàng đang ráo riết đòi lại tiền góp vốn cho Dự án Hesco khi thấy hoài nghi về tiến độ triển khai của dự án này. Đây không phải lần đầu tiên, khách hàng muốn đòi tiền góp vào Dự án Hesco.
Được biết, Dự án được khởi công từ cuối năm 2009. Từ năm 2010, hàng trăm khách hàng đã ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư, trong đó, nhiều người đã nộp 25 - 55% giá trị căn hộ. Tuy nhiên, gần 2 năm sau đó, dự án này vẫn chỉ là bãi đất hoang, nhiều khách hàng lo ngại và đã tập trung đòi lại vốn góp.
Mãi đến ngày 6/7/2011, trên website của Megastar có đăng tải thông tin: Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4465/VPCP-KTN ngày 4/7/2011 thông báo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai Dự án.
Đến thời điểm này, Dự án Hesco vẫn chưa xong phần móng, nhưng do nhiều vấn đề không minh bạch trong quá trình huy động vốn, nghi ngờ năng lực tài chính của chủ đầu tư, nên khách hàng đồng loạt viết đơn rút vốn tại dự án này. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chưa được thực hiện, với lý do chủ đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính. Hiện hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại Dự án Hesco cùng nhau tạo áp lực để chủ đầu tư hoàn thành tiến độ xây dựng theo đúng hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy rõ, hai nguồn vốn để triển khai dự án là vốn trái phiếu công trình và vốn huy động từ khách hàng của Dự án Hesco đang bị chặn lại. Nếu không có những giải pháp về tài chính, thì nguy cơ “trùm mền” kéo dài của dự án này là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, số phận khoản vốn góp của hàng trăm khách hàng tại dự án này càng trở nên mong manh hơn.
-
Hơn 20.000 căn hộ chung cư đã đưa vào sử dụng và đang được xây dựng nhằm giúp cho các đối tượng chính sách có chỗ ở ổn định, nhưng hiện đang nảy sinh nhiều vấn đề… <br/br>
-
Nhiều dự án bất động sản tiếp tục giảm giá
Từ đầu quý IV, tại Hà Nội và TP HCM nhiều dự án liên tục được mở bán. Một số dự án giá công bố lần gần đây nhất giảm từ 15 đến 23% so với đợt mở bán trước đó. <br/br>
-
Hiến kế giải quyết bế tắc việc xóa chung cư cũ
CafeLand - Chủ trương giải tỏa chung cư cũ để xây dựng mới góp phần chỉnh trang đô thị nhận được sự đồng tình rất lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, cơ chế triển khai hiện nay vẫn tồn tại nhiều điểm gây bức xúc cho người dân. Do đó, việc giải tỏa các khu chung cư cũ thường kéo dài và đi kèm với khiếu nại. Trước thực trạng đó bài viết xin đề xuất một số giải pháp để giải quyết thực trạng này. <br/br>