Sáng 13-11, thông tin về công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn qua địa bàn quận Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận cho biết, đến tối 12-10, đã có thêm 4 hộ đồng thuận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Do đó, UBND quận Hai Bà Trưng không cần tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo kế hoạch (dự kiến tổ chức ngày 13-11-2020). Như vậy, đến nay đã có 10/18 hộ đồng thuận bàn giao mặt bằng, thực hiện dự án.

Thêm 10 trường hợp bàn giao mặt bằng phục vụ thi công đường Vành đai 2.

Như Báo Hànộimới đã thông tin, ngày 10-11-2020, dự án xây dựng đường Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng) đi qua các phường: Vĩnh Tuy, Trương Định, Minh Khai, Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) còn 18 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng; trong đó, có 3 tổ chức, 15 cá nhân.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong số 15 cá nhân, có 10 trường hợp nằm trên địa bàn phường Đồng Tâm. Đến ngày 10-11, đã có 6/10 hộ đồng ý nhận tiền hỗ trợ, chờ nhận nhà tái định cư. Với 4 hộ còn lại, UBND quận đã ban hành kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động, đối thoại và dự kiến tổ chức cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 13-11-2020. Tuy nhiên, đến tối 12-11, 4 hộ còn lại đã đồng thuận nhận tiền hỗ trợ, bàn giao mặt bằng.

Về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đối với 8 trường hợp còn lại trên toàn tuyến (5 cá nhân và 3 tổ chức), ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, có 3 trường hợp là cắt xén một phần, 5 trường hợp thu hồi toàn bộ đất. Hiện UBND quận Hai Bà Trưng vẫn đang tiếp tục tuyên truyền, vận động, đối thoại.

Đến cuối tháng 11-2020, nếu các hộ vẫn không đồng thuận, UBND quận sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất theo đúng quy định để sớm hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 2, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông.

  • Hà Nội: Vì sao cải tạo chung cư cũ còn chậm và chưa hiệu quả?

    Hà Nội: Vì sao cải tạo chung cư cũ còn chậm và chưa hiệu quả?

    Hiện nhiều khu chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội đã ở cấp độ D (cấp độ nguy hiểm, cần di dời khẩn cấp), tuy nhiên tốc độ thực hiện cải tạo, sửa chữa các dự án này vẫn còn rất chậm, sau 10 năm, mới có 2% số lượng nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng. Các chuyên gia lý giải nhiều nguyên nhân, theo đó kiến nghị cần cho Hà Nội cơ chế đặc thù thì mới đẩy nhanh được tốc độ cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ.

Dạ Khánh (Hà Nội mới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.